Nghiên cứu của ĐH Harvard: 5 thói quen khiến trẻ càng lớn càng kém thông minh

ĐH Harvard đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 75 năm cho thấy những thói xấu này khiến trẻ càng lớn càng kém thông minh.

Trẻ thức khuya

Hiện nay không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có thói quen thức khuya. Một cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy 87% gia đình có con nhỏ thường xuyên thức khuya. Lý do có thể là do bài tập về nhà quá nhiều, cũng có thể do trẻ sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm.

Trẻ thức khuya thường xuyên tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho cơ thể. Thói quen này khiến trẻ thiếu ngủ và thiếu năng lượng khi thức dậy vào buổi sáng. Lâu dần, trẻ sẽ bị suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc bệnh.

Trẻ không có giấc ngủ ngon sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Cho dù trẻ thông minh, khỏe mạnh thì cũng không thể chịu được những tác hại của việc thức khuya, thủ phạm khiến các em nhỏ bị sa sút trí tuệ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không tập trung đến bữa sáng

Ở những gia đình bận rộn, trẻ thường chỉ ăn một chút hoặc cha mẹ mua thứ gì đó ăn tạm. Bữa sáng như vậy không đảm bảo về mặt dinh dưỡng, lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Khi trẻ ở trong giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, nếu không chú ý đến bữa sáng, nó sẽ dẫn tới trạng thái tinh thần không tốt, không thể tập trung cả ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não bộ.

Không tạo được môi trường học tập yên tĩnh ở nhà

Một góc học tập yên tĩnh tại nhà để trẻ có thể tập trung học tập và nghiên cứu rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều trẻ hiện nay không có được không gian học tập lý tưởng như vậy. Nhiều phụ huynh sau giờ làm trở về nhà thì mở tivi, chơi trên điện thoại, phát ra những âm thanh ồn ào khiến con cái không thể nào tập trung học.

Trong không gian này, đứa trẻ dù thông minh đến đâu cũng khó phát huy được hết sức lực của mình nếu không có khoảng thời gian tập trung để học tập và nghiên cứu mỗi ngày.

Dùng những lời nói tiêu cực ảnh hưởng đến sự tự tin của con

Khi con được điểm tốt cha mẹ nào cũng vui. Nhưng khi con bị điểm kém, nhiều cha mẹ lại nghiêm khắc phê bình và đưa ra những lời quát mắng hay chỉ trích.

Nếu cha mẹ không biết cách khuyến khích và đánh giá cao con cái, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Nghiên cứu của Harvard cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có suy nghĩ chậm hơn, trí nhớ cũng giảm sút.

Kìm nén cảm xúc của con

Cha mẹ luôn mong con mình nín ngay khi khóc, không được bộc lộ cảm xúc tức giận hay buồn bã. Song cha mẹ không biết rằng trẻ em cũng cần được trút giận và thể hiện cảm xúc. Khác với thánh nhân, tâm trạng của con người không thể đòi hỏi lúc nào cũng bình yên.

Vì vậy chúng ta không nên đè nén con cái quá nhiều. Cha mẹ nên để con được thể hiện cảm xúc thật của mình. Nước mắt của trẻ cũng là một dạng cảm xúc để giải tỏa. Nếu cha mẹ ép buộc, cưỡng chế, điều này chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên lầm lì, ít nói hơn.

Theo Xe & Thể thao

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nghien-cuu-cua-dh-harvard-5-thoi-quen-khien-tre-cang-lon-cang-kem-thong-minh/20230712074604322