Nghiền nát tảng đá trên Sao Hỏa, phát hiện manh mối sự sống

Phát hiện này làm các nhà khoa học ngạc nhiên vì họ từng nghi ngờ sự tồn tại của lưu huỳnh nguyên tố trên sao Hỏa.

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã vô tình phát hiện ra các tinh thể lưu huỳnh nguyên chất màu vàng trên sao Hỏa khi nghiền nát một tảng đá tại Gediz Vallis, gần Núi Sharp. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS)

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã vô tình phát hiện ra các tinh thể lưu huỳnh nguyên chất màu vàng trên sao Hỏa khi nghiền nát một tảng đá tại Gediz Vallis, gần Núi Sharp. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS)

Đây là lần đầu tiên lưu huỳnh nguyên tố được tìm thấy trên hành tinh này, mặc dù trước đó chỉ phát hiện lưu huỳnh kết hợp với các nguyên tố khác trong sunfat.(Ảnh: Medium)

Đây là lần đầu tiên lưu huỳnh nguyên tố được tìm thấy trên hành tinh này, mặc dù trước đó chỉ phát hiện lưu huỳnh kết hợp với các nguyên tố khác trong sunfat.(Ảnh: Medium)

Phát hiện này làm ngạc nhiên các nhà khoa học vì họ từng nghi ngờ sự tồn tại của lưu huỳnh nguyên tố trên sao Hỏa.(Ảnh: Space.com)

Phát hiện này làm ngạc nhiên các nhà khoa học vì họ từng nghi ngờ sự tồn tại của lưu huỳnh nguyên tố trên sao Hỏa.(Ảnh: Space.com)

Tàu Curiosity đã hạ cánh tại khu vực này từ năm 2012 và đã phát hiện nhiều bằng chứng khác về nước và khí quyển giàu oxy trên sao Hỏa.(Ảnh: Britannica)

Tàu Curiosity đã hạ cánh tại khu vực này từ năm 2012 và đã phát hiện nhiều bằng chứng khác về nước và khí quyển giàu oxy trên sao Hỏa.(Ảnh: Britannica)

Trước đó, robot Curiosity đã tìm thấy các chất hữu cơ trên sao Hỏa. Những chất hữu cơ này có thể có nguồn gốc sinh học lẫn phi sinh học.(Ảnh: SciTechDaily)

Trước đó, robot Curiosity đã tìm thấy các chất hữu cơ trên sao Hỏa. Những chất hữu cơ này có thể có nguồn gốc sinh học lẫn phi sinh học.(Ảnh: SciTechDaily)

Chất hữu cơ phi sinh học, được hình thành từ quá trình quang phân CO2 trong khí quyển sao Hỏa, có thể là chìa khóa giải thích nguồn gốc sự sống.(Ảnh: SlashGear)

Chất hữu cơ phi sinh học, được hình thành từ quá trình quang phân CO2 trong khí quyển sao Hỏa, có thể là chìa khóa giải thích nguồn gốc sự sống.(Ảnh: SlashGear)

Nhóm nghiên cứu do Yuichiro Ueno dẫn đầu cho rằng vật liệu giàu carbon trên sao Hỏa có nguồn gốc từ quá trình quang phân CO2. Khi ánh sáng UV phân tách CO2 chứa carbon-12 và carbon-13, carbon-12 bị cạn kiệt nhanh hơn, để lại CO2 chứa carbon-13 trong khí quyển sao Hỏa. Các vật liệu giàu carbon-12 rơi xuống mặt đất và hình thành các phân tử hữu cơ phức tạp.(Ảnh: Astronomy Magazine)

Nhóm nghiên cứu do Yuichiro Ueno dẫn đầu cho rằng vật liệu giàu carbon trên sao Hỏa có nguồn gốc từ quá trình quang phân CO2. Khi ánh sáng UV phân tách CO2 chứa carbon-12 và carbon-13, carbon-12 bị cạn kiệt nhanh hơn, để lại CO2 chứa carbon-13 trong khí quyển sao Hỏa. Các vật liệu giàu carbon-12 rơi xuống mặt đất và hình thành các phân tử hữu cơ phức tạp.(Ảnh: Astronomy Magazine)

Dữ liệu từ Curiosity tại Gale Crater cho thấy sự suy giảm carbon-13 trong khoáng chất carbonat, chứng minh quá trình quang phân CO2. Quá trình này có thể đã xảy ra trên Trái đất hàng tỉ năm trước, tạo nên vật liệu hữu cơ ban đầu mà không cần quá trình sinh học. Điều này có thể đã khơi nguồn cho sự sống trên Trái đất và có thể đã xảy ra tương tự trên sao Hỏa và sao Kim.(Ảnh: New York Post)

Dữ liệu từ Curiosity tại Gale Crater cho thấy sự suy giảm carbon-13 trong khoáng chất carbonat, chứng minh quá trình quang phân CO2. Quá trình này có thể đã xảy ra trên Trái đất hàng tỉ năm trước, tạo nên vật liệu hữu cơ ban đầu mà không cần quá trình sinh học. Điều này có thể đã khơi nguồn cho sự sống trên Trái đất và có thể đã xảy ra tương tự trên sao Hỏa và sao Kim.(Ảnh: New York Post)

Mời quý độc giả xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nghien-nat-tang-da-tren-sao-hoa-phat-hien-manh-moi-su-song-2014435.html