Bảng vàng thành tích liên tục được các thế hệ giáo viên, học sinh giữ gìn và nối tiếp truyền thống, 'tiếp lửa' xây những bậc thang quan trọng cho đỉnh cao mới cần chinh phục.
Không có xuất phát điểm là nhà văn chuyên nghiệp, hai tác giả Ngô Bảo Châu và Nguyễn Phương Văn đã hợp tác với nhau cùng viết cuốn sách 'Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình' (NXB Hội Nhà văn), đưa độc giả bước vào một không gian trong trẻo như đôi mắt trẻ thơ nhìn thế giới.
Câu chuyện 'người có tài năng' lại đang rộn ràng tranh luận trên diễn đàn Quốc hội mấy ngày qua. Cũng như mấy tháng trước, khi Bộ Nội vụ cho biết sẽ công bố định nghĩa về 'người có tài năng', liên quan đến dự án sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Nghe tin NIC, một kiểu công viên công nghệ cao 'high tech park' mới, vừa được tư vấn thành lập với giấc mộng đưa Việt Nam thành nền kinh tế ngàn tỉ đô la, có người tự hỏi, Chính phủ nên tiếp tục đầu tư cho công nghệ hay chỉ cần một chính sách giúp sáng tạo, nhất là với các startup.
Đúng 30 năm trước, bộ phim tài liệu Chuyện tử tế của Trần Văn Thủy (tuy lúc đó không còn bị cấm trong nước), phải 'vượt biên' và nhờ một mối quan hệ riêng mới dự được Liên hoan phim quốc tế ở Leipzig, CHDC Đức. Phim được trao giải Bồ câu bạc và được công nhận là một trong những phim tài liệu hay nhất của thế giới. Ba mươi năm sau nhìn lại sự kiện hy hữu ấy, Trần Văn Thủy cho rằng: 'Tôi làm phim kêu gọi mọi người sống tử tế chỉ là 50% của vấn đề. 50% còn lại là phải có môi trường tử tế mới có người tử tế chứ. Thời bao cấp nghèo khổ, nhưng thời đó con người yêu thương nhau hơn. Giờ thì một ngày có biết bao chuyện kinh hoàng xảy ra. Chúng ta đã đánh mất những thứ tốt đẹp ta từng có trong thuở hàn vi' (Báo Tuổi Trẻ 2.1.2018).