Ngôi nhà được xây dựng năm 1929 ở ngõ 319 An Dương Vương (phường Phú Thượng, Tây Hồ), hiện đang được ông Công Ngọc Dũng - cháu nội của cụ Nguyễn Thị An trông coi, giữ gìn.
Những năm 1941-1945, thôn Phú Gia trở thành căn cứ của các cán bộ hoạt động cách mạng. Nơi đây được coi như "An toàn khu" của Trung ương Đảng lúc bấy giờ.
Qua cánh cổng bước vào sân, ngay phía trước nhà có bốn chữ Hán "Minh nguyệt thanh phong" (trăng thanh gió mát). Hai bên có hai dòng chữ nhỏ "Bảo Đại tứ niên - Tôn tạo Đông thành" (Nhà xây năm thứ tư thời vua Bảo Đại, khánh thành vào mùa Đông).
Mỗi đoàn khách tham quan được ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về lịch sử ngôi nhà.
Gian chính của ngôi nhà là bàn thờ, thờ chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiếc sập, bộ trường kỷ từng được Bác Hồ sử dụng.
Chiếc chậu đồng, bể nước đặt ngoài sân mà Bác Hồ đã sử dụng.
Vali mây của Hồ Chủ tịch mang về từ Chiến khu Việt Bắc.
Máy chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang từ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, đặt lưu niệm tại căn nhà.
Ông Công Ngọc Dũng cho biết, khi ấy cha ông là Công Ngọc Kha – 1 cán bộ Việt Minh, được tiếp xúc gần nhất với Bác Hồ nhưng chỉ biết đó là 1 cán bộ cấp cao. Nhờ vậy, cơ sở nhà ông luôn được giữ bí mật, an toàn.
Các gian nhà trưng bày nhiều hình ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những hình ảnh của các lãnh đạo cấp cao đến thăm di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ: Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ Tịch nước Võ Chí Công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,..
Từ năm 1996, ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thị An trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ - 1 “địa chỉ đỏ” của Thủ đô.
Ngày 23/8/2022, đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia cho địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An.
Trải qua bao biến cố lịch sử, đến nay ngôi nhà vẫn được các thế hệ trong gia đình gìn giữ, duy tu từng món đồ, kỷ vật mang hình bóng của Bác, trở thành một địa chỉ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Minh Ngọc/VOV2