Ngọn núi thiêng gắn với sự nghiệp huyền thoại của Bà Triệu

Tại đỉnh ngọn núi này, Bà Triệu quỳ xuống vái trời đất và thốt lên 'Sinh vi tướng, tử vi thần' (sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tuẫn tiết vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.

Nằm ở địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, núi Tùng là một địa danh lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô xâm lược do Bà Triệu lãnh đạo năm 248 sau Công nguyên.

Nằm ở địa phận xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, núi Tùng là một địa danh lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống giặc Ngô xâm lược do Bà Triệu lãnh đạo năm 248 sau Công nguyên.

Theo sử sách, Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh. Ngay từ thuở thiếu thời, bà đã tỏ rõ chí khí hơn người. Năm 248, căm thù quân xâm lược giày xéo non sông, Bà Triệu đã cùng người anh của mình là Triệu Quốc Đạt tập hợp lực lượng, phất cờ khởi nghĩa.

Theo sử sách, Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh. Ngay từ thuở thiếu thời, bà đã tỏ rõ chí khí hơn người. Năm 248, căm thù quân xâm lược giày xéo non sông, Bà Triệu đã cùng người anh của mình là Triệu Quốc Đạt tập hợp lực lượng, phất cờ khởi nghĩa.

Với quân số lên đến hàng nghìn người, nghĩa quân của Bà Triệu đã chiến đấu rất kiên cường, có thời điểm liên tiếp triệt hạ được các thành ấp của giặc Ngô, khiến quân địch khiếp sợ.

Với quân số lên đến hàng nghìn người, nghĩa quân của Bà Triệu đã chiến đấu rất kiên cường, có thời điểm liên tiếp triệt hạ được các thành ấp của giặc Ngô, khiến quân địch khiếp sợ.

Tuy nhiên, vì lực lượng áp đảo cùng kế sách đê hèn của quân giặc, nghĩa quân dần dần thất thế. Trước sự truy đuổi ráo riết của quân địch, Bà Triệu phải rút về núi Tùng.

Tuy nhiên, vì lực lượng áp đảo cùng kế sách đê hèn của quân giặc, nghĩa quân dần dần thất thế. Trước sự truy đuổi ráo riết của quân địch, Bà Triệu phải rút về núi Tùng.

Tại đỉnh ngọn núi này, Bà quỳ xuống vái trời đất và thốt lên “Sinh vi tướng, tử vi thần” (sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tuẫn tiết vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.

Tại đỉnh ngọn núi này, Bà quỳ xuống vái trời đất và thốt lên “Sinh vi tướng, tử vi thần” (sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tuẫn tiết vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn - 248.

Thương xót trước sự ra đi của nữ chủ tướng, thuộc cấp trung thành của Bà Triệu là ba anh em tướng quân họ Lý ở đất Bồ Điền đã tìm kiếm thi hài của Vua Bà và đắp mộ để Bà an nghỉ thiên thu.

Thương xót trước sự ra đi của nữ chủ tướng, thuộc cấp trung thành của Bà Triệu là ba anh em tướng quân họ Lý ở đất Bồ Điền đã tìm kiếm thi hài của Vua Bà và đắp mộ để Bà an nghỉ thiên thu.

Sau khi lo chu toàn hậu sự cho Vua Bà, ba vị tướng họ Lý nguyện giữ trọn lời thề trung thành. Họ đã cùng nhau quyên sinh dưới chân núi để trở thành những linh hồn canh giữ nơi an nghỉ của chủ tướng.

Sau khi lo chu toàn hậu sự cho Vua Bà, ba vị tướng họ Lý nguyện giữ trọn lời thề trung thành. Họ đã cùng nhau quyên sinh dưới chân núi để trở thành những linh hồn canh giữ nơi an nghỉ của chủ tướng.

Cảm động trước tấm lòng trung của ba ông tướng họ Lý, về sau người dân địa phương đã đắp mộ, hương khói phụng thờ cho các ngài.

Cảm động trước tấm lòng trung của ba ông tướng họ Lý, về sau người dân địa phương đã đắp mộ, hương khói phụng thờ cho các ngài.

Ngày nay, mộ Bà Triệu và ba tướng quân họ Lý đã trở thành những di tích gắn với núi Tùng. Trong đó, mộ của vị Vua Bà nằm trên đỉnh núi. Để lên khu mộ, du khách sẽ vượt qua 312 bậc đá.

Ngày nay, mộ Bà Triệu và ba tướng quân họ Lý đã trở thành những di tích gắn với núi Tùng. Trong đó, mộ của vị Vua Bà nằm trên đỉnh núi. Để lên khu mộ, du khách sẽ vượt qua 312 bậc đá.

Công trình đầu tiên của lăng mộ Bà Triệu là tháp lăng, một ngọn tháp đá hai tầng có chiều cao 5,8 mét, bên trong đặt bát hương. Đây là nơi thờ chung của Vua Bà và các quan tướng.

Công trình đầu tiên của lăng mộ Bà Triệu là tháp lăng, một ngọn tháp đá hai tầng có chiều cao 5,8 mét, bên trong đặt bát hương. Đây là nơi thờ chung của Vua Bà và các quan tướng.

Sau tháp lăng là tháp chúa, có cấu trúc hình trụ vuông bốn mặt làm bằng đá nguyên khối, cao 1,45 mét.

Sau tháp lăng là tháp chúa, có cấu trúc hình trụ vuông bốn mặt làm bằng đá nguyên khối, cao 1,45 mét.

Mộ phần Bà Triệu được xây vuông bốn mặt, có kích thước 1,5 mét x 4 mét, chiều cao 2,3 mét, cao hơn 0,5 mét so với nền.

Mộ phần Bà Triệu được xây vuông bốn mặt, có kích thước 1,5 mét x 4 mét, chiều cao 2,3 mét, cao hơn 0,5 mét so với nền.

Ba ngôi mộ của anh em họ Lý người làng Bồ Điền - tùy tướng đã sát cánh cùng bà Triệu - nằm dưới chân núi Tùng, nằm cạnh lối lên lăng mộ Bà Triệu.

Ba ngôi mộ của anh em họ Lý người làng Bồ Điền - tùy tướng đã sát cánh cùng bà Triệu - nằm dưới chân núi Tùng, nằm cạnh lối lên lăng mộ Bà Triệu.

Vào năm 2014, di tích lịch sử núi Tùng đã trở thành một phần của Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu.

Vào năm 2014, di tích lịch sử núi Tùng đã trở thành một phần của Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu.

Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ngon-nui-thieng-gan-voi-su-nghiep-huyen-thoai-cua-ba-trieu-2041789.html