Ngôi làng gần ngàn năm tuổi và những giếng cổ trường tồn cùng thời gian

Những giếng cổ mang nét kiến trúc của người Chăm có tuổi đời không thua kém ngôi làng ngàn tuổi Pháp Kệ là bao. Chúng tồn tại và trở thành niềm tự hào của bao thế hệ dân làng nơi đây.

Ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, có một ngôi làng được cho là đã tồn tại gần nghìn năm – thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch. Theo tài liệu mà người dân địa phương còn lưu giữ, vào năm 1069, danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đánh Chiêm Thành. Trên đường đi, ông đã đưa người dân các dòng họ Nguyễn, Phan từ miền Bắc vào định cư tại đây, và đặt tên làng là Pháp Kệ. Từ đó, thôn Pháp Kệ hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm của lịch sử.

Làng Pháp Kệ, xã Quảng Phương (ảnh: V.T.).

Làng Pháp Kệ, xã Quảng Phương (ảnh: V.T.).

Theo các bậc cao niên giải thích, 'Pháp' có nghĩa là kinh pháp, còn 'Kệ' là hệ thống kinh pháp. Tên làng Pháp Kệ được đặt và tồn tại suốt gần 1.000 năm qua.

Một điều đặc biệt khác là, ở vùng quê này đang bảo lưu được hệ thống 4 chiếc giếng cổ mang nét kiến trúc người Chăm, ước tính không kém tuổi của làng. Các giếng cổ ở Pháp Kệ nằm rải rác ở 4 xóm (xóm Nam, xóm Đông, xóm Đoài, xóm Bắc). Ngoài ra, trong xã cũng còn một số giếng cổ khác được bảo tồn khá tốt.

Giếng cổ hàng trăm năm tuổi dưới bóng mát gốc đa.

Giếng cổ hàng trăm năm tuổi dưới bóng mát gốc đa.

Các bậc cao niên ở thôn Pháp Kệ cho biết, từ khi họ sinh ra, giếng làng đã hiện diện. Nghe ông bà, cha mẹ kể lại, giếng này đã tồn tại từ thời các cụ, kỵ. Tuổi thơ của các cụ gắn liền với hình ảnh theo mẹ ra giếng gánh nước về nhà dùng hàng ngày.

Những giếng cổ tại đây thường có hình tròn, hình vuông, hoặc có thiết kế trên tròn dưới vuông. Chất liệu xây giếng chủ yếu là gạch và đá, một số giếng còn có khung gỗ vuông ở dưới thành gạch.

Theo người dân, giếng nước này không bao giờ cạn, ngay cả khi vùng xung quanh bị khô hạn. Chính vì thế, những chiếc giếng cổ đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Pháp Kệ. Họ luôn bảo vệ và tôn tạo những giếng cổ này để chúng mãi trường tồn theo thời gian.

Theo người dân, giếng nước này không bao giờ cạn cho dù xung quanh vùng xảy ra khô hạn.

Theo người dân, giếng nước này không bao giờ cạn cho dù xung quanh vùng xảy ra khô hạn.

Khi được hỏi về con số 1925 khắc trên thành giếng cổ, người dân giải thích rằng giếng cổ Chăm ở xóm Bắc đã được tôn tạo vào năm 1926. Con số này ghi dấu thời gian tu bổ, chứ không phản ánh tuổi thực sự của giếng.

Ngoài ra, ở đây còn có một giếng được người dân gọi là giếng Hổ. Cái tên này xuất phát từ thời kháng chiến chống Pháp, khi nơi này thường được du kích chọn làm nơi trú ẩn nhờ vào địa thế thuận lợi. Mỗi khi quân Pháp đến gần giếng, chúng đều bị tiêu diệt. Từ đó, giếng được gọi là giếng Cọp, hàm ý đây là nơi dữ dằn đối với giặc Pháp.

Giếng cổ được tôn tạo vào năm 1925.

Giếng cổ được tôn tạo vào năm 1925.

Ở một số giếng, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ thần giếng, coi giếng cổ như báu vật mang lại điềm lành cho làng. Vào dịp đầu tháng Giêng, miếu thường được chọn làm nơi tổ chức giỗ thành hoàng làng và dâng lễ cúng trời đất, cầu mong cho dân làng một năm mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tươi, và mọi người được bình an.

Các giếng cổ nằm rải rác và được bảo vệ tốt.

Các giếng cổ nằm rải rác và được bảo vệ tốt.

Cứ vào dịp đầu tháng Giêng, một số khu vực miếu và giếng cổ được dân làng chọn làm nơi tổ chức giỗ thành hoàng làng và dâng lễ cúng trời đất, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, và người dân được bình an", ông Nguyễn Đình Thi (63 tuổi), trú thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương, chia sẻ.

Ở một số giếng, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ thần giếng hay coi giếng cổ như báu vật mang lại điềm lành cho làng.

Ở một số giếng, người dân lập ngôi miếu nhỏ để thờ thần giếng hay coi giếng cổ như báu vật mang lại điềm lành cho làng.

Những chiếc giếng cổ vẫn song hành cùng lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân Quảng Phương. Dù trải qua sự biến thiên của thời gian và những thay đổi trong cuộc sống, giếng cổ vẫn đứng vững, lặng lẽ chứng kiến sự phát triển của làng. Chính vì thế, giếng cổ đã in sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của họ. Người dân mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mà giếng cổ mang lại cho thế hệ mai sau.

Viễn Phương

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ngoi-lang-gan-ngan-nam-tuoi-va-nhung-gieng-co-truong-ton-cung-thoi-gian-172241014163534975.htm