'Ngỗng đẻ trứng kim cương' của Goldmark Oakham - Khi cái đẹp được chọn lọc để truyền đời
Không chạy theo xu hướng hay đánh vào cảm xúc lãng mạn, Goldmark Oakham tạo ra tài sản có vẻ đẹp mang tính chu kỳ, có tầng nghĩa và đủ sâu để truyền qua thế hệ.
Khi vẻ đẹp trở thành tài sản có tư duy
Bộ sưu tập Gisene – Ngỗng đẻ trứng kim cương của Goldmark Oakham mang theo thông điệp nhất quán: không đi tìm sự lộng lẫy, mà đào sâu vào tầng nghĩa của cái đẹp.

Theo đó, Gisene được phát triển trên 3 nền tảng chính: tính chu kỳ, tính mã hóa và tính lựa chọn. Mỗi thiết kế không lặp lại, được phát triển theo dòng thời gian và năng lượng biểu tượng. Hình khối mang thông điệp thẩm mỹ, lịch sử và đầu tư. Đặc biệt, bộ sưu tập không sản xuất đại trà và chỉ phân phối cho những ai hiểu được giá trị đằng sau mỗi thiết kế.
CEO Duy Ngô chia sẻ: “Chúng tôi không thiết kế một sản phẩm. Chúng tôi đặt ra một câu hỏi: Nếu mỗi vẻ đẹp là một bản thể – thì bạn chọn giữ lại vẻ đẹp nào cho tương lai của mình?”. Chính từ câu hỏi đó, Goldmark Oakham phát triển các mẫu thiết kế dựa trên biểu tượng văn hóa phương Đông và phương Tây, tái cấu trúc bằng ngôn ngữ thiết kế đương đại và hướng đến khả năng truyền đời như một tài sản thực thụ.
Theo Duy Ngô, thị trường kim cương tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình quan trọng. Người tiêu dùng âm thầm dịch chuyển từ tích vàng sang tìm kiếm những vẻ đẹp có giá trị – đây vừa là cơ hội, vừa là thử thách.
Cơ hội ở chỗ người Việt đang dần hình thành lớp nhà sưu tầm đầu tiên có tư duy bảo tồn tài sản bằng cái đẹp. Nhưng thách thức lại nằm ở chính sự mới mẻ của thị trường. Người tiên phong phải chịu chi phí truyền thông và đối mặt với sự cô lập, bị hiểu sai hoặc đánh giá chưa đúng từ số đông. Dù vậy, Duy Ngô tin rằng nếu vượt qua được vùng “nửa hiểu nửa nghi”, Goldmark Oakham sẽ kiến tạo nên một hệ sinh thái mới. Tại đó, giá trị không nằm ở món đồ được bán ra, mà ở cách người ta gìn giữ nó cho đời sau.

Về kỳ vọng với bộ sưu tập mới, Duy Ngô chia sẻ thẳng thắn: “Tôi không kỳ vọng thị trường đón nhận. Tôi kỳ vọng thị trường sẽ có một cú dừng lại. Dừng lại để tự hỏi: Mình đang tìm một món trang sức, hay đang đi tìm một bản thể mình muốn gắn bó cả đời?”.
Định vị khác biệt trong thị trường kim cương
Trong thị trường kim hoàn hiện nay, nhiều thương hiệu tập trung vào hình ảnh, ánh sáng và cảm xúc. Dưới sự dẫn dắt của CEO Duy Ngô, Goldmark Oakham lại chọn một hướng tiếp cận ngược dòng: kim cương là để gìn giữ – như một mã di truyền văn hóa, tài chính và bản sắc. Thương hiệu định vị là "người thiết kế di sản tương lai", không nhắm đến đại chúng, mà chọn lọc từng khách hàng có khả năng thấu hiểu hệ giá trị đằng sau từng thiết kế.

Điểm đặc biệt của Goldmark Oakham thể hiện rõ trong bộ sưu tập Gisene – Ngỗng đẻ trứng kim cương. Những sản phẩm này được thiết kế để thử thách tư duy sở hữu. Không phải ai có tài chính cũng có thể sở hữu Gisene. Những khách hàng đến với bộ sưu tập với mục tiêu đầu cơ lợi nhuận có thể bị Goldmark Oakham từ chối. Bởi thương hiệu theo đuổi một triết lý: "Chúng tôi không chấp nhận việc đầu cơ một vẻ đẹp mà người ta chưa đủ hiểu để gìn giữ".
Hành trình khởi nghiệp và triết lý của CEO Duy Ngô
Khác với nhiều nhà sáng lập là dân thiết kế hay chế tác, Duy Ngô – CEO Goldmark Oakham xuất thân từ lĩnh vực tài chính, công nghệ và đầu tư. Anh không chọn kinh doanh kim cương mà chọn chất liệu khiến con người phải dừng lại và tự vấn giá trị mà họ đang theo đuổi.
Từ câu hỏi “nếu người Việt từng có thói quen tích vàng, thì điều gì khiến họ chuyển sang tích cái đẹp mà vẫn bền vững?”, Duy Ngô bắt đầu hành trình dựng xây Goldmark Oakham. Anh không theo đuổi mục tiêu trở thành “đối thủ của PNJ” hay “phiên bản đầu tư trang sức của Rolex”, mà muốn dẫn dắt một thương hiệu mang bản sắc riêng, đủ mạnh để kiến tạo lại tư duy sở hữu của người Việt.
Trong vai trò điều hành, Duy Ngô tập trung vào ba yếu tố then chốt: xây dựng ngôn ngữ thiết kế độc quyền, huấn luyện đội ngũ theo tư duy phản biện và tạo hành trình sở hữu có tầng lọc. Tại Goldmark Oakham, nhân viên không nói “cái này hợp với chị”, mà sẽ hỏi “chị đeo cái này, chị đang muốn nói gì với thế giới?”. Chính điều này mở ra một mối quan hệ sâu hơn giữa người đeo và thiết kế. Đây không còn là giao dịch, mà là một sự lựa chọn có ý thức.