Ngư dân Quảng Ngãi 'bỏ túi' tiền triệu mỗi ngày nhờ săn loài gai góc đầy mình

Ngâm mình ngụp lặn suốt hàng giờ đồng hồ ở khu vực biển gần bờ, nhiều ngư dân Quảng Ngãi 'bỏ túi' bạc triệu mỗi ngày nhờ bắt nhum, một loài hải sản gai góc, giàu dinh dưỡng, được ví như 'nhân sâm của biển'.

 Những ngày này, ở mũi Ba Làng An (xã Đông Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không khó để bắt gặp hình ảnh ngư dân tất bật “săn” nhum biển.

Những ngày này, ở mũi Ba Làng An (xã Đông Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không khó để bắt gặp hình ảnh ngư dân tất bật “săn” nhum biển.

 Theo một số người dân, nhum biển có quanh năm nhưng từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm nhum chắc thịt, dày gạch nhất trong năm. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Theo một số người dân, nhum biển có quanh năm nhưng từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm nhum chắc thịt, dày gạch nhất trong năm. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Nhum biển khi còn nhỏ có hình dáng như trái chôm chôm, màu đen sẫm, khi trưởng thành có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10cm, dày 3-4cm, thân đầy gai nhọn và xù xì dài từ 3-4cm, khi di chuyển có thể phóng gai. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Nhum biển khi còn nhỏ có hình dáng như trái chôm chôm, màu đen sẫm, khi trưởng thành có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10cm, dày 3-4cm, thân đầy gai nhọn và xù xì dài từ 3-4cm, khi di chuyển có thể phóng gai. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Khoảng 5h sáng ngư dân bắt đầu lên thúng chèo ra các vùng đá ngầm cách bờ chừng 100-200m để lặn, săn nhum biển. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Khoảng 5h sáng ngư dân bắt đầu lên thúng chèo ra các vùng đá ngầm cách bờ chừng 100-200m để lặn, săn nhum biển. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Dụng cụ ngư cụ để ngư dân bắt nhum rất đơn giản. Chỉ với cây sắt dài tầm 2 mét được bẻ cong một đầu như lưỡi câu cùng chiếc vợt đựng nhum, kính lặn là có thể săn nhum. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Dụng cụ ngư cụ để ngư dân bắt nhum rất đơn giản. Chỉ với cây sắt dài tầm 2 mét được bẻ cong một đầu như lưỡi câu cùng chiếc vợt đựng nhum, kính lặn là có thể săn nhum. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Để săn được nhum, thợ lặn sẽ phải lặn sâu hàng chục mét, dùng móc sắt giật nhẹ để bắt nhum, rồi cho vào vợt. Công việc tưởng đơn giản nhưng đòi hỏi sức khỏe và kỹ năng cao do áp suất nước lớn. Nếu bất cẩn, gai nhum có thể đâm vào cơ thể, gây đau nhức nhiều ngày, thậm chí không rút ra được, phải chờ tự tiêu. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Để săn được nhum, thợ lặn sẽ phải lặn sâu hàng chục mét, dùng móc sắt giật nhẹ để bắt nhum, rồi cho vào vợt. Công việc tưởng đơn giản nhưng đòi hỏi sức khỏe và kỹ năng cao do áp suất nước lớn. Nếu bất cẩn, gai nhum có thể đâm vào cơ thể, gây đau nhức nhiều ngày, thậm chí không rút ra được, phải chờ tự tiêu. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Ông Nguyễn Văn Đào (thôn Phú Quý, xã Đông Sơn) chia sẻ, để bắt được nhum, thợ lặn phải ngâm mình hàng giờ liền dưới độ sâu 15–20m, men theo các khe đá sắc nhọn và chịu áp suất lớn. Nhum bám chặt vào đá, thân đầy gai nhọn, di chuyển chậm nhưng rất khó gỡ. Thợ lặn cần sự khéo léo, tránh bị đâm trúng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ông Nguyễn Văn Đào (thôn Phú Quý, xã Đông Sơn) chia sẻ, để bắt được nhum, thợ lặn phải ngâm mình hàng giờ liền dưới độ sâu 15–20m, men theo các khe đá sắc nhọn và chịu áp suất lớn. Nhum bám chặt vào đá, thân đầy gai nhọn, di chuyển chậm nhưng rất khó gỡ. Thợ lặn cần sự khéo léo, tránh bị đâm trúng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Theo ông Đào, trung bình một ngày, ông trầm mình ngụp lặn ở mũi Ba Làng An khoảng 6 tiếng đồ hồ và bắt được 1,5 – 2 tạ nhum, sau khi tách vỏ sẽ cho khoảng 7 – 10 kg thịt nhum. Mỗi ký thịt nhum dao động từ 250.000 - 300.000 đồng. Năm nay, nhum được mùa, chắc thịt lại được giá nên người dân rất phấn khởi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Theo ông Đào, trung bình một ngày, ông trầm mình ngụp lặn ở mũi Ba Làng An khoảng 6 tiếng đồ hồ và bắt được 1,5 – 2 tạ nhum, sau khi tách vỏ sẽ cho khoảng 7 – 10 kg thịt nhum. Mỗi ký thịt nhum dao động từ 250.000 - 300.000 đồng. Năm nay, nhum được mùa, chắc thịt lại được giá nên người dân rất phấn khởi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Tầm 11 giờ trưa, thúng máy bắt đầu cập bờ. Một buổi “săn nhum” kết thúc, ngư dân đưa nhum vào bãi rạng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Tầm 11 giờ trưa, thúng máy bắt đầu cập bờ. Một buổi “săn nhum” kết thúc, ngư dân đưa nhum vào bãi rạng. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Tại đây những người phụ nữ chờ sẵn, nhum sẽ được sơ chế ngay tại bãi biển. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Tại đây những người phụ nữ chờ sẵn, nhum sẽ được sơ chế ngay tại bãi biển. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Bà Nguyễn Thị Hà (trú xã Đông Sơn) cho biết, nhum sau khi bắt lên bờ sẽ được dùng dao để tách làm đôi, sau đó nạo phần ruột ra và vứt phần vỏ. Sau khi tách, nhum thường được rửa qua nước biển giữ độ tươi và hạn chế mùi hôi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Bà Nguyễn Thị Hà (trú xã Đông Sơn) cho biết, nhum sau khi bắt lên bờ sẽ được dùng dao để tách làm đôi, sau đó nạo phần ruột ra và vứt phần vỏ. Sau khi tách, nhum thường được rửa qua nước biển giữ độ tươi và hạn chế mùi hôi. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Theo kinh nghiệm của ngư dân, để có thịt nhum ngon, việc tách ruột nhum phải hết sức tỉ mỉ, tách làm sao không để thịt lẫn với ruột và gân máu thì khi chế biến mới không bốc mùi tanh. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Theo kinh nghiệm của ngư dân, để có thịt nhum ngon, việc tách ruột nhum phải hết sức tỉ mỉ, tách làm sao không để thịt lẫn với ruột và gân máu thì khi chế biến mới không bốc mùi tanh. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Nhum được tách đôi tại chỗ, nạo lấy phần gạch màu vàng óng, béo ngậy. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẹ tay. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Nhum được tách đôi tại chỗ, nạo lấy phần gạch màu vàng óng, béo ngậy. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẹ tay. Ảnh: Nguyễn Ngọc

 Nhum rất giàu dinh dưỡng, được ví như “nhân sâm của biển”. Gạch nhum thường được dùng để chế biến các món đặc sản như cháo, gỏi, nướng mỡ hành, mắm nhum… Ảnh: Nguyễn Ngọc

Nhum rất giàu dinh dưỡng, được ví như “nhân sâm của biển”. Gạch nhum thường được dùng để chế biến các món đặc sản như cháo, gỏi, nướng mỡ hành, mắm nhum… Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ngư dân Quảng Ngãi ‘bỏ túi’ tiền triệu mỗi ngày nhờ săn loài gai góc đầy mình. Video: Nguyễn Ngọc

Nguyễn Ngọc

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngu-dan-quang-ngai-bo-tui-tien-trieu-moi-ngay-nho-san-loai-gai-goc-day-minh-post1760104.tpo