Ngửi bằng lưỡi, phóng chất độc và loạt khả năng kỳ lạ của loài rắn

Ngửi bằng lưỡi, sở hữu răng nhưng không nhai, chỉ nghe được âm thanh trong một dải tần số hẹp, săn mồi bằng khứu giác… là những khả năng kỳ lạ của loài rắn.

Một trong những điều kỳ lạ của loài rắn là cấu tạo ở tai. Các nhà khoa học phát hiện rắn thiếu cả tai ngoài và tai giữa. Tuy nhiên, chúng có xương tai nối tai trong với hàm. Điều này giúp rắn nghe thấy những rung động, chẳng hạn như khi kẻ săn mồi đang bò tới gần.

Một trong những điều kỳ lạ của loài rắn là cấu tạo ở tai. Các nhà khoa học phát hiện rắn thiếu cả tai ngoài và tai giữa. Tuy nhiên, chúng có xương tai nối tai trong với hàm. Điều này giúp rắn nghe thấy những rung động, chẳng hạn như khi kẻ săn mồi đang bò tới gần.

Tuy nhiên, chúng không giỏi phát hiện âm thanh truyền trong không khí. Hầu hết các loài rắn chỉ nghe được âm thanh trong một dải tần số hẹp. Nhưng phạm vi thính giác hẹp này không phải là vấn đề đối với rắn, một phần là do chúng không sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau.

Tuy nhiên, chúng không giỏi phát hiện âm thanh truyền trong không khí. Hầu hết các loài rắn chỉ nghe được âm thanh trong một dải tần số hẹp. Nhưng phạm vi thính giác hẹp này không phải là vấn đề đối với rắn, một phần là do chúng không sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau.

Một điểm kỳ lạ nữa của loài rắn đấy là khả năng đánh hơi rất lợi hại bằng lưỡi. Khi rắn thè lưỡi, chúng sẽ thu thập các phân tử mùi trong không khí, đưa chúng tới cơ quan chuyên biệt để xử lý trước khi truyền thông tin lên não.

Một điểm kỳ lạ nữa của loài rắn đấy là khả năng đánh hơi rất lợi hại bằng lưỡi. Khi rắn thè lưỡi, chúng sẽ thu thập các phân tử mùi trong không khí, đưa chúng tới cơ quan chuyên biệt để xử lý trước khi truyền thông tin lên não.

Nhờ chiếc lưỡi có hình dạng giống cái nĩa, rắn có thể xác định hướng của mùi.

Nhờ chiếc lưỡi có hình dạng giống cái nĩa, rắn có thể xác định hướng của mùi.

Điểm lạ nữa là rắn có răng nhưng lại nuốt con mồi chứ không nhai. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn rắn có răng, với hai hàng ở hàm trên và hai hàng ở hàm dưới.

Điểm lạ nữa là rắn có răng nhưng lại nuốt con mồi chứ không nhai. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn rắn có răng, với hai hàng ở hàm trên và hai hàng ở hàm dưới.

Tuy nhiên, do không có tứ chi, nên rắn không thể giữ cố định thức ăn hoặc đẩy thức ăn xuống thực quản vì vậy chúng buộc phải nuốt chửng toàn bộ con mồi.

Tuy nhiên, do không có tứ chi, nên rắn không thể giữ cố định thức ăn hoặc đẩy thức ăn xuống thực quản vì vậy chúng buộc phải nuốt chửng toàn bộ con mồi.

Sau khi nuốt trọn con mồi, rắn đẩy thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Chất dịch ở dạ dày giúp rắn phân hủy các mô.

Sau khi nuốt trọn con mồi, rắn đẩy thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Chất dịch ở dạ dày giúp rắn phân hủy các mô.

Một điểm lạ ít người biết đấy là rắn có khả năng "bay" xa đến 15m. Khi muốn di chuyển từ một cây này sang cây khác, rắn sẽ bay qua đó mà không cần bò xuống dưới. Nói chính xác hơn là nó "trượt" trong không khí.

Một điểm lạ ít người biết đấy là rắn có khả năng "bay" xa đến 15m. Khi muốn di chuyển từ một cây này sang cây khác, rắn sẽ bay qua đó mà không cần bò xuống dưới. Nói chính xác hơn là nó "trượt" trong không khí.

Đặc biệt, loài rắn có khả năng phóng chất độc. Khi tấn công đối thủ, chất độc của rắn lan truyền nhanh chóng và phá hủy hệ thần kinh hoặc hệ tuần hoàn. Rắn hổ mang chúa có thể giết chết voi bằng một nhát cắn.

Đặc biệt, loài rắn có khả năng phóng chất độc. Khi tấn công đối thủ, chất độc của rắn lan truyền nhanh chóng và phá hủy hệ thần kinh hoặc hệ tuần hoàn. Rắn hổ mang chúa có thể giết chết voi bằng một nhát cắn.

Mời độc giả xem video:Phát hiện quả BOM nặng 340kg ở Vĩnh Phúc. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ngui-bang-luoi-phong-chat-doc-va-loat-kha-nang-ky-la-cua-loai-ran-1535860.html