Người Ai Cập cổ đại ăn mừng năm mới như thế nào?

Cách đây hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại có nhiều cách ăn mừng năm mới. Trong đó, họ có thể tổ chức lễ hội, tiệc tùng, tặng quà, để tượng các vị thần dưới ánh sáng Mặt trời để họ 'tái sinh'...

Khi bước sang năm mới, người dân Ai Cập cổ đại sẽ tổ chức lễ hội lớn có tên Wepet Renpet (có nghĩa "mở cửa năm mới").

Khi bước sang năm mới, người dân Ai Cập cổ đại sẽ tổ chức lễ hội lớn có tên Wepet Renpet (có nghĩa "mở cửa năm mới").

Juan Antonio Belmonte - nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý thiên văn của Quần đảo Canary cho hay do lịch của người Ai Cập thời cổ đại có 365 ngày/năm. Do đó, trong suốt chiều dài lịch sử cổ đại, lễ hội Wepet Renpe được người dân tổ chức trong các mùa khác nhau.

Juan Antonio Belmonte - nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý thiên văn của Quần đảo Canary cho hay do lịch của người Ai Cập thời cổ đại có 365 ngày/năm. Do đó, trong suốt chiều dài lịch sử cổ đại, lễ hội Wepet Renpe được người dân tổ chức trong các mùa khác nhau.

Theo ông Belmonte, khi lịch Ai Cập được tạo ra cách đây khoảng 4.800 năm, Wepet Renpet thường được tổ chức gần với ngày Hạ chí (xảy ra vào khoảng ngày 21 tháng 6). Thời điểm này gần trùng với thời điểm lũ lụt hàng năm xảy ra ở sông Nile.

Theo ông Belmonte, khi lịch Ai Cập được tạo ra cách đây khoảng 4.800 năm, Wepet Renpet thường được tổ chức gần với ngày Hạ chí (xảy ra vào khoảng ngày 21 tháng 6). Thời điểm này gần trùng với thời điểm lũ lụt hàng năm xảy ra ở sông Nile.

Lũ lụt hàng năm đã mang tới nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, bồi đắp phù sa để cây trồng phát triển... Đến giai đoạn khoảng năm 2030 trước Công nguyên đến năm 1640 trước Công nguyên, Wepet Renpet được tổ chức gần vào ngày Đông chí vào tháng 12.

Lũ lụt hàng năm đã mang tới nguồn nước cho phát triển nông nghiệp, bồi đắp phù sa để cây trồng phát triển... Đến giai đoạn khoảng năm 2030 trước Công nguyên đến năm 1640 trước Công nguyên, Wepet Renpet được tổ chức gần vào ngày Đông chí vào tháng 12.

Trong thời gian tổ chức lễ hội Wepet Renpet, người dân sẽ đem các bức tượng tạc các vị thần ra ngoài để được ánh sáng Mặt trời chiếu rọi. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người Ai Cập vì họ tin rằng các vị thần sẽ được tái sinh dưới tia nắng Mặt trời.

Trong thời gian tổ chức lễ hội Wepet Renpet, người dân sẽ đem các bức tượng tạc các vị thần ra ngoài để được ánh sáng Mặt trời chiếu rọi. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người Ai Cập vì họ tin rằng các vị thần sẽ được tái sinh dưới tia nắng Mặt trời.

Trong dịp năm mới, người dân Ai Cập sẽ tổ chức nhiều bữa tiệc, ăn uống linh đình và tặng quà cho nhau. Mọi người chúc năm một năm mới vui vẻ, may mắn, bình an và nhiều điều tốt đẹp khác.

Trong dịp năm mới, người dân Ai Cập sẽ tổ chức nhiều bữa tiệc, ăn uống linh đình và tặng quà cho nhau. Mọi người chúc năm một năm mới vui vẻ, may mắn, bình an và nhiều điều tốt đẹp khác.

Món quà thường được người dân Ai Cập tặng nhau trong dịp năm mới gồm bình thủy tinh hay còn gọi "bình năm mới" có khắc lời chúc tốt đẹp dành cho người nhận hoặc những lá bùa hộ mệnh để xua đuổi ma quỷ, dịch bệnh...

Món quà thường được người dân Ai Cập tặng nhau trong dịp năm mới gồm bình thủy tinh hay còn gọi "bình năm mới" có khắc lời chúc tốt đẹp dành cho người nhận hoặc những lá bùa hộ mệnh để xua đuổi ma quỷ, dịch bệnh...

Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-ai-cap-co-dai-an-mung-nam-moi-nhu-the-nao-2066440.html