Người ăn xin 'đổi đời' sau cuộc gặp gỡ vua Càn Long

Tương truyền, trong chuyến tuần du Giang Nam lần thứ hai, vua Càn Long đã gặp một người ăn xin và có cuộc trò chuyện đến tận khuya. Sau đó, ông hoàng này ban cho người ăn xin một chức quan. Vì sao lại vậy?

 Vua Càn Long là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong thời gian trị vì đất nước, ông hoàng này đã thực hiện 6 lần tuần du Giang Nam với chi phí khủng.

Vua Càn Long là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong thời gian trị vì đất nước, ông hoàng này đã thực hiện 6 lần tuần du Giang Nam với chi phí khủng.

Trong những chuyến tuần du phương Nam, hoàng đế Càn Long không chỉ đi thăm thú, ăn chơi hưởng lạc mà còn thị sát dân tình, để từ đó có thể đưa ra những chính sách phù hợp để đất nước hưng thịnh.

Trong những chuyến tuần du phương Nam, hoàng đế Càn Long không chỉ đi thăm thú, ăn chơi hưởng lạc mà còn thị sát dân tình, để từ đó có thể đưa ra những chính sách phù hợp để đất nước hưng thịnh.

Tương truyền, trong chuyến tuần du Giang Nam lần thứ hai, vua Càn Long đã gặp một người ăn xin và có cuộc trò chuyện kéo dài cả đêm.

Tương truyền, trong chuyến tuần du Giang Nam lần thứ hai, vua Càn Long đã gặp một người ăn xin và có cuộc trò chuyện kéo dài cả đêm.

Cụ thể, khi đi tuần du, vua Càn Long mặc thường phục đi xem xét tình hình sinh sống của người dân ở phía ngoài cổng thành trên sông ở Đông Quan. Tại đó, ông nhìn thấy một câu đối "lạ" có nội dung: "Tiêu diêu tự tại Thần Tiên phủ - Thiên hạ bần cùng đệ nhất gia".

Cụ thể, khi đi tuần du, vua Càn Long mặc thường phục đi xem xét tình hình sinh sống của người dân ở phía ngoài cổng thành trên sông ở Đông Quan. Tại đó, ông nhìn thấy một câu đối "lạ" có nội dung: "Tiêu diêu tự tại Thần Tiên phủ - Thiên hạ bần cùng đệ nhất gia".

Đại ý của câu đối trên là người nghèo khổ nhất thế gian sống một cuộc sống yên bình tại phủ của Thần tiên. Vua Càn Long nhận thấy câu đối này rất mâu thuẫn, cảm thấy khó hiểu.

Đại ý của câu đối trên là người nghèo khổ nhất thế gian sống một cuộc sống yên bình tại phủ của Thần tiên. Vua Càn Long nhận thấy câu đối này rất mâu thuẫn, cảm thấy khó hiểu.

Một người ăn xin đứng gần đó thấy vậy liền nói với vua Càn Long rằng: "Một người khi sống trong một nơi không bị lọt gió, mưa dột, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, phía trước là cảnh đẹp của sông Tần Hoài thì cuộc sống chẳng khác gì tựa như ở phủ Thần tiên".

Một người ăn xin đứng gần đó thấy vậy liền nói với vua Càn Long rằng: "Một người khi sống trong một nơi không bị lọt gió, mưa dột, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, phía trước là cảnh đẹp của sông Tần Hoài thì cuộc sống chẳng khác gì tựa như ở phủ Thần tiên".

Khi vua Càn Long hỏi về ý nghĩa của vế đối sau, người ăn xin liền nói bản thân là ăn mày, trên người có nhiều chấy rận, không xu dính túi. Nhà cửa không có, dùng trăng làm đèn, gió làm chổi quét rác. Cuộc sống như vậy chẳng phải là "thiên hạ bần cùng đệ nhất gia" hay sao.

Khi vua Càn Long hỏi về ý nghĩa của vế đối sau, người ăn xin liền nói bản thân là ăn mày, trên người có nhiều chấy rận, không xu dính túi. Nhà cửa không có, dùng trăng làm đèn, gió làm chổi quét rác. Cuộc sống như vậy chẳng phải là "thiên hạ bần cùng đệ nhất gia" hay sao.

Sau khi nghe người ăn xin nói xong, vua Càn Long cảm thấy khá hợp lý và thán phục trí tuệ của người này. Ông hoàng nhà Thanh hỏi về xuất thân của người ăn xin thì biết được người này từng là tú tài quê ở Tứ Xuyên. Do nhà nghèo không có tiền hối lộ quan trên nên dù có tài năng nhưng lần nào đi thi cũng trượt. Sau khi vợ qua đời, ông lưu lạc đến Giang Nam làm ăn xin.

Sau khi nghe người ăn xin nói xong, vua Càn Long cảm thấy khá hợp lý và thán phục trí tuệ của người này. Ông hoàng nhà Thanh hỏi về xuất thân của người ăn xin thì biết được người này từng là tú tài quê ở Tứ Xuyên. Do nhà nghèo không có tiền hối lộ quan trên nên dù có tài năng nhưng lần nào đi thi cũng trượt. Sau khi vợ qua đời, ông lưu lạc đến Giang Nam làm ăn xin.

Sau đó, vua Càn Long mời người ăn xin đến một quán rượu ăn uống, đàm đạo tới tận khuya. Sáng ngày hôm sau, nhà vua cho người đến gọi người ăn xin tới gặp. Lúc này, người ăn xin mới biết được thân phận thật của người mà mình trò chuyện hôm qua là đấng thiên tử.

Sau đó, vua Càn Long mời người ăn xin đến một quán rượu ăn uống, đàm đạo tới tận khuya. Sáng ngày hôm sau, nhà vua cho người đến gọi người ăn xin tới gặp. Lúc này, người ăn xin mới biết được thân phận thật của người mà mình trò chuyện hôm qua là đấng thiên tử.

Hoàng đế Càn Long khen ngợi tài năng và phẩm chất của người ăn xin. Vì vậy, ông quyết định bổ nhiệm cho người này chức quan Đốc học phủ Tô Châu.

Hoàng đế Càn Long khen ngợi tài năng và phẩm chất của người ăn xin. Vì vậy, ông quyết định bổ nhiệm cho người này chức quan Đốc học phủ Tô Châu.

Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-an-xin-doi-doi-sau-cuoc-gap-go-vua-can-long-2002338.html