Người Anh đến thư viện nhiều hơn nhưng chi ít tiền cho thư viện hơn

Viện Kế toán và Tài chính Công của Anh cho thấy người Anh đến thư viện nhiều hơn nhưng chi ít hơn tại đây. Trung bình, mỗi người Anh chi 9,9 bảng, giảm 17% so với năm trước.

 Nhiều người Anh đến thư viện hơn sau đại dịch. Ảnh: Leon Neal/Getty Images.

Nhiều người Anh đến thư viện hơn sau đại dịch. Ảnh: Leon Neal/Getty Images.

Tờ Guardian đưa tin kể từ sau đại dịch, số người đến các thư viện tại Anh tăng 68%, tuy nhiên, thu nhập của các thư viện lại giảm đi 17%.

Đây là những số liệu mới nhất do CIPFA (Viện Kế toán và Tài chính Công của Anh) công bố. Theo đó, trong giai đoạn 2021-2022, cứ 1.000 khách đến trực tiếp thì thư viện thu về 9.982 bảng Anh. Con số này là một bước thụt lùi về mặt doanh thu của các thư viện, khi mà năm 2020-2021 ghi nhận 11.970 bảng và năm 2018-2019 ghi nhận 12.646 bảng.

Khoản tiền thư viện kiếm được từ các nguồn như trợ cấp, phí quá hạn, phí đặt trước, phí thuê tài liệu nghe nhìn và thu nhập doanh nghiệp, cũng giảm 24% (từ 0,868 bảng/người vào 2020/21 xuống còn 0,660 bảng/người năm 2021/22).

Trong khi mức đầu tư và doanh thu giảm, số lượt người đến thư viện trực tiếp tăng 68%.

Ngoài ra, số sách được mượn cũng tăng 58% (từ 1,1 cuốn/người lên 1,8 cuốn/người).

Dễ hiểu, sau đại dịch, người dân đi thư viện trực tiếp nhiều hơn mượn sách giấy thay vì mượn sách điện tử, dẫn đến số lượt truy cập web giảm nhẹ (8%).

Rob Whiteman, giám đốc điều hành của CIPFA, cho rằng “ lượt truy cập thư viện đang tăng lên kể từ sau đại dịch rất đáng khích lệ, nhưng điều tương tự không thể xảy ra đối với mức tài trợ và thu nhập”.

Ông nói: "Các thư viện chắc chắn đang đối mặt với nhiều khó khăn phía trước. Việc ngày càng nhiều người đến thư viện cho thấy nhu cầu đối với các dịch vụ thư viện vẫn rất lớn. Các thư viện rõ ràng vẫn có giá trị đối với cộng đồng. Về mặt doanh thu, có thể hiểu rằng thu nhập của người dân cũng đang giảm, nhưng nếu các thư viện muốn tiếp tục vận hành được, họ sẽ cần đảm bảo thu được nguồn tài trợ bền vững".

Các thư viện ở Anh và xứ Wales đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính, khi mà nhiều thư viện đã trở thành “không gian ấm áp”, đón nhận những người đang gặp khó khăn và cần cảm giác an toàn.

Một nghiên cứu năm ngoái của Libraries Connected (tổ chức từ thiện đại diện cho các thư viện công cộng) cho thấy gần 60% người dân đang tích cực cân nhắc tham gia chương trình “ngân hàng ấm áp” nhưng chỉ 4% lãnh đạo thư viện mong nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào cho dự án này.

Một cuộc khảo sát của Guardian vào năm ngoái cũng cho thấy khoảng một nửa số thư viện ở Anh và xứ Wales không còn tính phí quá hạn kể từ đại dịch.

Lê Lam

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nguoi-anh-den-thu-vien-nhieu-hon-nhung-chi-it-tien-cho-thu-vien-hon-post1408513.html