Người bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa trống Khánh Tiên

Ông Nguyễn Văn Sơn, xóm 1, xã Khánh Tiên (Yên Khánh) được biết đến là người đã và đang nỗ lực bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa trống truyền thống trên địa bàn xã Khánh Tiên.

Ông Nguyễn Văn Sơn truyền dạy nghệ thuật múa trống cho các thành viên trong đội. Ảnh: Minh Quang

Năm nay 73 tuổi,đã vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, mắt đã mờ, chân đã chậm, tai cũng có phầnnghễnh ngãng, nhưng khi hỏi về việc phục hồi, bảo tồn và phát triển môn nghệthuật múa trống rất riêng chỉ có ở Khánh Tiên, ông Sơn lại sôi nổi, háo hức nhưtrẻ lại tuổi đôi mươi, của những năm 1970, khi đó ông mới ngoài 20 tuổi thamgia vào đội văn nghệ của xã, đi theo đội múa trống để học các điệu múa và hoàtấu cùng đội múa trống của làng, của xã, biểu diễn trong những ngày Tết, ngàyvui, ngày hội của làng...

Ông Nguyễn Văn Sơn cho biết: Múa trống xuấthiện trong đời sống văn hóa của người dân xã Khánh Tiên từ những năm 1960, docố nghệ nhân dân gian Phạm Ngọc Sinh - một người con của quê hương sáng tạonên. Cũng có những giai đoạn, điệu múa trống bị lãng quên và ít người “tha thiết”với nó. Nhưng là người con quê hương, lại được trực tiếp học hỏi từ chính ngươìđã sáng tạo ra nó, nên từ những năm 1980, ông Sơn quyết tâm khôi phục, bảo tồnvà phát triển môn nghệ thuật dân gian độc đáo này. Từ đó, các điệu múa trốngdân gian được ông Sơn và những người dân Khánh Tiên khôi phục, phát triển vàgắn liền với sự phát triển của một làng quê anh hùng. Có những điệu múa đã tồntại hàng trăm năm, có những điệu múa mới được hình thành, nhưng tất cả đều đượcsáng tác và biểu diễn phù hợp với đời sống của người dân thôn quê, trong môĩxóm làng bình yên, dân dã, phản ánh rõ nét suy nghĩ, tâm hồn, ý nguyện về cuộcsống của người lao động.

Theo ông NguyễnVăn Sơn, khác với cách đánh trống thông thường, ở Khánh Tiên, tiếng trống đượchòa quyện cùng với những điệu múa dân dã, uyển chuyển, nhịp nhàng, theo châncủa những người biểu diễn nó. Thường thì, đội hình múa trống gồm 12 người,trong đó có 1 trống cái, 4 trống con, 2 não bạt, 2 mõ, 1 chiêng, 1 đạo diễn và1 người chỉ huy trống con ngoài sân khấu. Trong đó, người múa trống cái có vaitrò quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì và cả sức khỏe dẻo dai để có thểcó những động tác diễn xuất phù hợp, hài hòa, kết hợp cùng toàn đội múa trống,tạo nên những màn múa tập thể thuần thục, đẹp mắt.

Để nghệ thuật múatrống Khánh Tiên ngày càng phát triển, ông Sơn không quản ngại những khó khăn.Ông cho biết, do từng tham gia vào đội văn nghệ của xã và trực tiếp tập luyệnmúa trống nên khi ông trình bày ý tưởng khôi phục môn nghệ thuật này, ông đượcgia đình ủng hộ và tạo điều kiện hết mức, đồng thời nhiều người dân trong làng,trong xã chung tay ủng hộ và UBND xã giao nhiệm vụ làm đạo diễn, truyền dạy chonhững người tâm huyết, yêu môn nghệ thuật múa trống truyền thống. Trong điêùkiện nguồn kinh phí còn nhiều khó khăn, ông Sơn luôn trăn trở, suy nghĩ bơỉkhông thể để một di sản văn hóa đã có từ lâu của quê hương bị mai một, ông đãkiên trì vận động, kêu gọi sự đóng góp hỗ trợ của các thành viên trong đội múatrống, của những người con xa quê và cả chính quyền địa phương để khôi phụcthành công môn nghệ thuật múa trống truyền thống.

Hiện nay, xãKhánh Tiên đã hình thành được 2 đội múa trống, gồm 1 đội của xóm 1 và 1 đội củaHội phụ nữ xã, với 25 thành viên, tổ chức sinh hoạt thành CLB, trong đó chủ yêúlà phụ nữ với độ tuổi từ 30-55 tuổi. Hàng năm, các đội múa trống của Khánh Tiênliên tục được mời biểu diễn tại các hội nghị, liên hoan, hội diễn, trong cácchương trình nghệ thuật quần chúng... của xã, của huyện, của tỉnh và giao lưuvới các câu lạc bộ nghệ thuật khác. Đặc biệt, múa trống Khánh Tiên là bộ mônnghệ thuật dân gian không thể thiếu trong lễ hội Hoa Lư hàng năm, như một nétriêng mang đến và tạo cho lễ hội sự phong phú, đa dạng, sôi nổi của một loạihình nghệ thuật dân gian truyền thống của cha ông được bảo tồn, gìn giữ thànhcông. Múa trống Khánh Tiên từng đoạt Huy chương Vàng tại Hội diễn cấp tỉnh năm1998 và 2013; tham dự chương trình Hội diễn nghệ thuật quần chúng khu vực Đồngbằng sông Hồng... Năm 2006, môn nghệ thuật múa trống Khánh Tiên được Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch tiến hành chương trình sưu tầm, nhằm bảo tồn nét đẹpvăn hóa dân gian truyền thống các vùng quê.

Bản thân ôngNguyễn Văn Sơn, với những nỗ lực, cố gắng và những đóng góp của mình trong việc khôi phục, bảo tồn vàphát huy môn nghệ thuật múa trống, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân giantruyền thống, năm 2018, ông được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặngBằng khen vì thành tích xuất sắc trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; được SởVăn hóa và Thể thao, UBND huyện Yên Khánh... tặng giấy khen về những thành tíchtrong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; có thành tích tiêu biêủtrong việc bảo tồn nghệ thuật múa trống dân gian...

Điều đáng nói làtrong quá trình gìn giữ và phát triển nét đẹp múa trống truyền thống của quêhương, ông Sơn và những thành viên trong các đội múa trống đã nhận được sự quantâm, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã Khánh Tiên trongviệc đầu tư về trang phục, phương tiện, nguồn kinh phí tập luyện, biểu diễn...Năm 2019, ông Sơn tiếp tục truyền dạy nghệ thuật múa trống cho 20 thanh niêntrong xã, nhằm nối tiếp và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hươngKhánh Tiên, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho bà con nhân dânđịa phương.

Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nguoi-bao-ton-va-phat-trien-nghe-thuat-mua-trong-khanh-tien-20190704081250557p3c23.htm