Người dân các nước làm gì vào ngày mùng 1 Tết

Đi lễ chùa, tặng quýt, ăn bánh thịnh vượng, dậy sớm, ăn sáng ngay khi Mặt Trời mọc... là những điều được làm vào ngày đầu tiên của năm mới tại các quốc gia đón Tết âm lịch.

Tại Việt Nam, ngoài bữa cơm với các món ăn truyền thống trong ngày đầu năm mới, lì xì cho trẻ em, chúc Tết người thân, bạn bè, theo sách Đất lề quê thói, vào ngày mùng một Tết Nguyên đán, người Việt ở miền Bắc thường kiêng kỵ quét nhà vì sợ mất tài lộc. Ảnh: Khánh Nguyễn.

 Ngoài ra, trong ngày đầu năm, người Việt thường có thói quen đi chùa để cầu tài lộc, bình an. Tại đây, nhiều người sẽ mua muối theo quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" nhằm lấy may cho cả năm. Ảnh: Giáp Hồ.

Ngoài ra, trong ngày đầu năm, người Việt thường có thói quen đi chùa để cầu tài lộc, bình an. Tại đây, nhiều người sẽ mua muối theo quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" nhằm lấy may cho cả năm. Ảnh: Giáp Hồ.

Giống như Việt Nam, trong ngày đầu năm mới, người dân Trung Quốc cũng có những phong tục độc đáo như lì xì, đi lễ chùa đầu năm, chúc Tết nhau. Đầu năm, người dân nước này ăn các món truyền thống như cá hấp, bánh thịnh vượng, bánh tổ, mì trường thọ, biểu tượng cho tài lộc, may mắn và những nguyện cầu năm mới. Ảnh: China Daily.

Tết cổ truyền của Bhutan được gọi là Losar, kéo dài trong 15 ngày, diễn ra gần hoặc trùng với Tết Nguyên đán của Việt Nam. Người dân Bhutan coi Losar là ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm và 3 ngày đầu tiên trong năm mới là quãng thời gian ý nghĩa nhất. Ảnh: WCSA World.

 Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Bhutan dậy sớm, tắm và diện trang phục mới, dâng sữa, bơ, gạo, lá xanh và các vật dụng khác lên bàn thờ của mỗi nhà và ăn sáng ngay khi mặt trời mọc. Họ cũng thanh tẩy nhà cửa bằng cách đốt hương bách xù và sau đó thắp đèn bơ để xua đuổi tà ma. Ảnh: CGTN.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Bhutan dậy sớm, tắm và diện trang phục mới, dâng sữa, bơ, gạo, lá xanh và các vật dụng khác lên bàn thờ của mỗi nhà và ăn sáng ngay khi mặt trời mọc. Họ cũng thanh tẩy nhà cửa bằng cách đốt hương bách xù và sau đó thắp đèn bơ để xua đuổi tà ma. Ảnh: CGTN.

Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc, trong đó có một cộng đồng lớn người gốc Hoa. Do vậy, cộng đồng người Hoa tại Malaysia đón Tết Âm lịch với nhiều hoạt động náo nhiệt như trang trí màu đỏ để cầu chúc an vui, phúc lộc; biểu diễn múa lân sư rồng và trao lì xì may mắn. Ảnh: Dreamstime.

 Theo phong tục ngày tết của người Malaysia, khách đến thăm nhà vào những ngày đầu năm sẽ được tiếp đãi bằng nhiều món ăn ngon, đặc biệt là quýt - loại quả không thể thiếu ngày lễ truyền thống của người dân Malaysia, thể hiện sự đầy đủ, thịnh vượng trong năm mới. Ảnh: Women's Weekly.

Theo phong tục ngày tết của người Malaysia, khách đến thăm nhà vào những ngày đầu năm sẽ được tiếp đãi bằng nhiều món ăn ngon, đặc biệt là quýt - loại quả không thể thiếu ngày lễ truyền thống của người dân Malaysia, thể hiện sự đầy đủ, thịnh vượng trong năm mới. Ảnh: Women's Weekly.

 Theo 90day Korean, Tết Âm lịch Seollal (설날) là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày mùng 1 âm lịch và kéo dài trong 3 ngày. Ngày đầu năm mới, các thành viên trong gia đình tụ họp, mặc Hanbok và thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên và Sebae (세배) truyền thống. Ảnh: Jessicajiu18.

Theo 90day Korean, Tết Âm lịch Seollal (설날) là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày mùng 1 âm lịch và kéo dài trong 3 ngày. Ngày đầu năm mới, các thành viên trong gia đình tụ họp, mặc Hanbok và thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên và Sebae (세배) truyền thống. Ảnh: Jessicajiu18.

 Sebae là hành động quỳ và cúi đầu thật sâu cùng với đôi bàn tay úp xuống mặt đất. Nghi thức này dành cho những người trẻ tuổi đối với những người lớn tuổi trong gia đình, đi kèm là lời chúc trong năm mới. Sau khi nhận được một cái cúi chào từ con cháu, những người lớn tuổi hơn sẽ nói điều gì đó như “Tôi hy vọng bạn sẽ khỏe mạnh trong năm nay” và trao Sebae-don (tương tự lì xì của Việt Nam) được đựng trong túi lụa nhiều màu sắc. Ảnh: Medium.

Sebae là hành động quỳ và cúi đầu thật sâu cùng với đôi bàn tay úp xuống mặt đất. Nghi thức này dành cho những người trẻ tuổi đối với những người lớn tuổi trong gia đình, đi kèm là lời chúc trong năm mới. Sau khi nhận được một cái cúi chào từ con cháu, những người lớn tuổi hơn sẽ nói điều gì đó như “Tôi hy vọng bạn sẽ khỏe mạnh trong năm nay” và trao Sebae-don (tương tự lì xì của Việt Nam) được đựng trong túi lụa nhiều màu sắc. Ảnh: Medium.

 Ngoài ra, món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm mới của người Hàn Quốc là Tteokguk. Món súp này được làm bằng bánh gạo thái lát, thêm một chút thịt hoặc rong biển. Theo truyền thống, hành động ăn tteokguk vào năm mới có nghĩa là bạn đã thêm một tuổi. Màu trắng của bánh gạo tượng trưng cho sự tinh khiết. Ảnh: Tara's Multicultural Table.

Ngoài ra, món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm mới của người Hàn Quốc là Tteokguk. Món súp này được làm bằng bánh gạo thái lát, thêm một chút thịt hoặc rong biển. Theo truyền thống, hành động ăn tteokguk vào năm mới có nghĩa là bạn đã thêm một tuổi. Màu trắng của bánh gạo tượng trưng cho sự tinh khiết. Ảnh: Tara's Multicultural Table.

Ngọc Bích

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nguoi-dan-cac-nuoc-lam-gi-vao-ngay-mung-1-tet-post1394671.html