Người dân Hà Nội dỡ nhà, giao đất làm kênh La Khê cấp nước Trạm bơm Yên Nghĩa

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân phường Quang Trung (quận Hà Đông) đã tháo dỡ nhà, di chuyển đồ đạc, giao đất để TP Hà Nội đẩy nhanh tiến độ làm kênh La Khê cấp nước cho Trạm bơm Yên Nghĩa.

Năm 2013, TP Hà Nội triển khai dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây (tổng mức đầu tư 7.466 tỷ đồng), gồm hai hạng mục chính là Trạm bơm Yên Nghĩa và kênh dẫn nước La Khê. Sau 5 năm thi công, tháng 1/2020, Trạm bơm Yên Nghĩa đã hoàn thành, với 10 tổ máy, có công suất 120m3/giây.

Năm 2013, TP Hà Nội triển khai dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây (tổng mức đầu tư 7.466 tỷ đồng), gồm hai hạng mục chính là Trạm bơm Yên Nghĩa và kênh dẫn nước La Khê. Sau 5 năm thi công, tháng 1/2020, Trạm bơm Yên Nghĩa đã hoàn thành, với 10 tổ máy, có công suất 120m3/giây.

Từ khi hoàn thành, Trạm bơm Yên Nghĩa chưa bao giờ vận hành hết công suất 120m3/giây. Trong những ngày TP Hà Nội ngập lụt sau bão Yagi, Trạm bơm Yên Nghĩa vận hành tối đa cũng chỉ được 7/10 tổ máy.

Từ khi hoàn thành, Trạm bơm Yên Nghĩa chưa bao giờ vận hành hết công suất 120m3/giây. Trong những ngày TP Hà Nội ngập lụt sau bão Yagi, Trạm bơm Yên Nghĩa vận hành tối đa cũng chỉ được 7/10 tổ máy.

Những ngày này, dù các con sông, hồ trong nội thành Hà Nội có mênh mông nước thì Trạm bơm Yên Nghĩa vẫn trong tình trạng 'khát nước'. Chỉ cần 3-4 tổ máy hoạt động là kênh dẫn nước vào trạm bơm cạn kiệt.

Những ngày này, dù các con sông, hồ trong nội thành Hà Nội có mênh mông nước thì Trạm bơm Yên Nghĩa vẫn trong tình trạng 'khát nước'. Chỉ cần 3-4 tổ máy hoạt động là kênh dẫn nước vào trạm bơm cạn kiệt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Trạm bơm Yên Nghĩa 'khát nước' trong những ngày Hà Nội lụt lội là do kênh La Khê (dẫn nước từ sông Nhuệ xuống trạm bơm) chậm tiến độ, gặp nhiều khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Trạm bơm Yên Nghĩa 'khát nước' trong những ngày Hà Nội lụt lội là do kênh La Khê (dẫn nước từ sông Nhuệ xuống trạm bơm) chậm tiến độ, gặp nhiều khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng.

Dù đã triển khai nhiều năm, nhưng theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, đến nay dự án kênh dẫn nước La Khê còn nhiều hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, với tổng diện tích 0,6 ha. Các hộ này phân bố rải rác trên toàn tuyến kênh, thuộc địa bàn các phường như Quang Trung, Hà Cầu, Yết Kiêu, Dương Nội, La Khê.

Dù đã triển khai nhiều năm, nhưng theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, đến nay dự án kênh dẫn nước La Khê còn nhiều hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, với tổng diện tích 0,6 ha. Các hộ này phân bố rải rác trên toàn tuyến kênh, thuộc địa bàn các phường như Quang Trung, Hà Cầu, Yết Kiêu, Dương Nội, La Khê.

Dãy nhà ở phường Quang Trung (quận Hà Đông) thuộc diện phải giải phóng mặt bằng để làm kênh La Khê cung cấp nước cho Trạm bơm Yên Nghĩa.

Dãy nhà ở phường Quang Trung (quận Hà Đông) thuộc diện phải giải phóng mặt bằng để làm kênh La Khê cung cấp nước cho Trạm bơm Yên Nghĩa.

Quận Hà Đông đặt mục tiêu trong năm 2024 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để cuối năm 2025 làm xong kênh La Khê. Sau quá trình vận động, cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế các hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng.

Quận Hà Đông đặt mục tiêu trong năm 2024 hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để cuối năm 2025 làm xong kênh La Khê. Sau quá trình vận động, cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế các hộ dân không chịu bàn giao mặt bằng.

Trong những ngày này, một số hộ dân đã tháo dỡ nhà, di chuyển đồ đạc để tạo điều kiện cho quận Hà Đông giải phóng mặt bằng làm kênh La Khê.

Trong những ngày này, một số hộ dân đã tháo dỡ nhà, di chuyển đồ đạc để tạo điều kiện cho quận Hà Đông giải phóng mặt bằng làm kênh La Khê.

Sống trong cảnh lụt lội sau bão Yagi, những hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng ở phường Quang Trung đều nhận thức được tầm quan trọng của kênh La Khê nên họ chấp nhận di dời đến nơi ở mới. Cùng với đó, họ cũng mong muốn cơ quan chức năng có chính sách giải phóng mặt bằng một cách thỏa đáng, để không bị thiệt thòi khi phải rời xa căn nhà đã gắn bó nhiều năm.

Sống trong cảnh lụt lội sau bão Yagi, những hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng ở phường Quang Trung đều nhận thức được tầm quan trọng của kênh La Khê nên họ chấp nhận di dời đến nơi ở mới. Cùng với đó, họ cũng mong muốn cơ quan chức năng có chính sách giải phóng mặt bằng một cách thỏa đáng, để không bị thiệt thòi khi phải rời xa căn nhà đã gắn bó nhiều năm.

Ông Nguyễn Đình Loan cùng gia đình sống trong căn nhà nằm ven kênh La Khê từ năm 1993 đến nay. Những ngày này, gia đình ông Loan đã thu dọn đồ đạc đến nơi ở mới.

Ông Nguyễn Đình Loan cùng gia đình sống trong căn nhà nằm ven kênh La Khê từ năm 1993 đến nay. Những ngày này, gia đình ông Loan đã thu dọn đồ đạc đến nơi ở mới.

Ban Quản lý và Duy tu các công trình nông nghiệp, nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội - chủ đầu tư của dự án) cho hay, kênh La Khê có vai trò rất quan trọng với việc thoát nước cho khu vực phía Tây của Hà Nội. Theo đó, chỉ có việc hoàn thành kênh La Khê thì khu vực các quận, huyện như Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Đan Phượng… mới đỡ cảnh úng ngập.

Ban Quản lý và Duy tu các công trình nông nghiệp, nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội - chủ đầu tư của dự án) cho hay, kênh La Khê có vai trò rất quan trọng với việc thoát nước cho khu vực phía Tây của Hà Nội. Theo đó, chỉ có việc hoàn thành kênh La Khê thì khu vực các quận, huyện như Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Đan Phượng… mới đỡ cảnh úng ngập.

Quang Phong

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/nguoi-dan-ha-noi-do-nha-giao-dat-lam-kenh-la-khe-cap-nuoc-tram-bom-yen-nghia-2323503.html