Người dân Hà Nội thả cá chép tiễn ông Táo về trời
Sáng 4-2 (tức ngày 23 tháng Chạp), người dân Hà Nội mang cá ra các sông, hồ để thả tiễn ông Táo về trời. Thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, theo quan niệm xưa, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa 'thần bếp' về trời, bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ.
Sáng 4-2 (tức ngày 23 tháng Chạp), người dân Hà Nội mang cá ra các sông, hồ để thả tiễn ông Táo về trời. Thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, theo quan niệm xưa, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa “thần bếp” về trời, bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12 giờ ngày 23 tháng Chạp), do vậy, ngay từ sáng, người dân ở Hà Nội đã bắt đầu thả cá ra sông, hồ gần nhà tiễn ông Táo về trời.
Táo quân gồm hai ông, một bà, tượng trưng cho ba cỗ "đầu rau" hay "chiếc kiềng ba chân" ở gian bếp của người Việt xưa. Trong ngày Tết ông Công ông Táo, người dân thường cúng ba con cá chép sống, sau đó mang thả xuống sông, hồ.
Một gia đình trên phố Tô Hiến Thành hóa vàng sau lễ cúng, trước khi mang cá đi thả.
Tại hồ Thiền Quang, người dân xuống sát mép hồ thả cá. Có người vừa xách túi cá, vừa lẩm bẩm khấn vái, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Những người thả cá cố gắng chọn chỗ nước sạch với hy vọng cá sống sót.
Nhiều trẻ nhỏ hào hứng theo cha mẹ đi thả cá vàng ngày Tết và được nhắc nhở mang túi nilon về sau khi thả cá vàng. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đa phần mọi người đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang.
Người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo bình nhựa, chậu nhựa đi thả cá để giảm rác thải túi nilon.
So với những năm trước, người dân đã ý thức hơn trong việc thả cá, túi nilon được bỏ đúng nơi quy định.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, một số người dân hóa vàng ngay cạnh hồ, tro sau đó được đổ thẳng xuống nguồn nước.
Các nhóm tình nguyện hỗ trợ người dân thả cá tại khu vực cầu Long Biên.