Người dân làng Thị Cấm kéo lửa, thổi cơm thi

Sáng 5-2 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), rất đông du khách đổ về đình làng Thị Cấm, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để theo dõi hội thi kéo lửa, thổi cơm của người dân địa phương.

Đúng 11h, hội thi kéo lửa, thổi cơm của người dân bắt đầu tại đình làng Thị Cấm, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm).

Đúng 11h, hội thi kéo lửa, thổi cơm của người dân bắt đầu tại đình làng Thị Cấm, phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm).

Đây là một trong những hoạt động của lễ hội làng Thị Cấm được diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng hằng năm.

Đây là một trong những hoạt động của lễ hội làng Thị Cấm được diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng hằng năm.

Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của tướng Phan Tây Nhạc - một vị tướng văn võ song toàn dưới thời Vua Hùng thứ 18.

Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của tướng Phan Tây Nhạc - một vị tướng văn võ song toàn dưới thời Vua Hùng thứ 18.

Hội thi kéo lửa, thổi cơm có 3 phần chính: Kéo lửa, chạy lấy nước và thổi cơm. Phần thi chạy lấy nước do các em có độ tuổi từ 12 đến 14 đảm nhận.

Hội thi kéo lửa, thổi cơm có 3 phần chính: Kéo lửa, chạy lấy nước và thổi cơm. Phần thi chạy lấy nước do các em có độ tuổi từ 12 đến 14 đảm nhận.

Sau đó, màn kéo lửa bắt đầu được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công với chiếc bùi nhùi và rơm.

Sau đó, màn kéo lửa bắt đầu được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công với chiếc bùi nhùi và rơm.

Ông Bùi Thanh Liêm (Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội) cho biết: “Hội thi kéo lửa, thổi cơm được chúng tôi duy trì nhiều đời nay. Hình thức thi được giữ nguyên cách thức từ xa xưa ông cha đã làm để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc”.

Ông Bùi Thanh Liêm (Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội) cho biết: “Hội thi kéo lửa, thổi cơm được chúng tôi duy trì nhiều đời nay. Hình thức thi được giữ nguyên cách thức từ xa xưa ông cha đã làm để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc”.

Theo ông Liêm, lễ hội là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, tinh thần đoàn kết, yêu nước.

Theo ông Liêm, lễ hội là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, tinh thần đoàn kết, yêu nước.

Mỗi đội thi có khoảng 10 người, một số người mặc áo đồng phục của lễ hội, còn lại là những người hỗ trợ.

Mỗi đội thi có khoảng 10 người, một số người mặc áo đồng phục của lễ hội, còn lại là những người hỗ trợ.

25 năm tham gia hội thi, bà Nguyễn Thị Lý (tổ dân phố số 3 phường Xuân Phương) chia sẻ: “Chúng tôi rất vui, phấn khởi mỗi khi tham gia hội thi. Qua đó, giúp chúng tôi đoàn kết, gắn bó hơn”.

25 năm tham gia hội thi, bà Nguyễn Thị Lý (tổ dân phố số 3 phường Xuân Phương) chia sẻ: “Chúng tôi rất vui, phấn khởi mỗi khi tham gia hội thi. Qua đó, giúp chúng tôi đoàn kết, gắn bó hơn”.

“Hội thi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người làng Thị Cấm vào đầu năm mới”, bà Lý chia sẻ thêm.

“Hội thi là món ăn tinh thần không thể thiếu của người làng Thị Cấm vào đầu năm mới”, bà Lý chia sẻ thêm.

Hội thi thu hút được đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương.

Hội thi thu hút được đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương.

Các đội thi đốt rơm lấy tro để vùi nồi cơm cho chín.

Các đội thi đốt rơm lấy tro để vùi nồi cơm cho chín.

Ngoài những đống tro vùi nồi cơm, các đội còn đốt thêm nhiều đống tro giả để đánh lừa các cụ cao niên và kéo dài thời gian ủ cho cơm ngon hơn.

Ngoài những đống tro vùi nồi cơm, các đội còn đốt thêm nhiều đống tro giả để đánh lừa các cụ cao niên và kéo dài thời gian ủ cho cơm ngon hơn.

Bốn nồi cơm của 4 đội được mang vào đình làng để dâng lên đức Thánh và chấm điểm.

Bốn nồi cơm của 4 đội được mang vào đình làng để dâng lên đức Thánh và chấm điểm.

Các cụ cao niên kiểm tra, xới cơm ra 4 bát nhỏ để dâng lên đức Thánh.

Các cụ cao niên kiểm tra, xới cơm ra 4 bát nhỏ để dâng lên đức Thánh.

Quang Thái

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/nguoi-dan-lang-thi-cam-keo-lua-thoi-com-thi-692403.html