Người dân lưu ý cách di chuyển khi đóng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Phòng CSGT hướng dẫn người dân các hướng di chuyển khi cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đóng để tổ chức thi công sửa chữa khe co giãn và trong thời gian thi công tại nút giao Vành đai 3 - Tân Vạn.
Theo Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE - đơn vị quản lý tuyến cao tốc) từ ngày 15-7 đến ngày 30-7, sẽ đóng một phần cao tốc TP.HCM - Long Thành để sửa khe co giãn trên cầu Long Thành và hệ thống ITS, ngoài ra nhiều vị trí trên cao tốc dài 55 km nối TP.HCM - Đồng Nai bị rào chắn một tháng, xe phải hạn chế tốc độ.
Thời gian sửa chữa khe co giãn trụ P26 cầu Long Thành dự kiến kéo dài 15 ngày, bắt đầu từ 15-7, đơn vị thi công rào chắn 1/2 mặt cầu bên trái tuyến (hướng Đồng Nai đi TP.HCM), đồng thời hạn chế tốc độ xe qua khu vực này để đảm bảo an toàn.
Phòng CSGT, Công an TP.HCM vừa có hướng dẫn lộ trình đi thích hợp như sau:
Đối với các phương tiện di chuyển theo hướng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai)
Lộ trình 1: Cầu Sài Gòn - Điện Biên Phủ - rẽ phải Quốc lộ 13 - Cầu Bình Triệu – đi thẳng Quốc lộ 13 – rẽ phải Vòng xoay Bình Phước – Đỗ Mười – rẽ trái Vòng xoay Linh Xuân – Hoàng Cầm – Quốc lộ 1K – Đồng Nai
Lộ trình 2: Hầm sông Sài Gòn - Mai Chí Thọ - Võ Nguyên Giáp - Đỗ Mười - Cầu Đồng Nai - Đồng Nai
Lộ trình 3: Cầu Phú Mỹ - Võ Chí Công - đi thẳng qua Vòng xoay Phú Hữu - Võ Chí Công - đi thẳng qua Vòng xoay Liên Phương - rẽ trái đường D1 - Khu Công nghệ cao - rẽ phải Võ Nguyên Giáp – đi thẳng Đỗ Mười - cầu Đồng Nai - Đồng Nai.
Lộ trình 4: Cầu Phú Mỹ - Võ Chí Công – rẽ phải Vòng xoay Mỹ Thủy – Nguyễn Thị Định – cuối đường vào Phà Cát Lái – Đồng Nai.

CSGT hướng dẫn lộ trình di chuyển.
(Lưu ý: từ 5 giờ đến 21 giờ mỗi chuyến cách nhau 10 phút, từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, mỗi chuyến cách nhau 30 phút, tuy nhiên nên hạn chế đi phà Cát Lái từ thứ năm đến thứ 7 do lưu lượng xe vào Cảng Cát Lái tăng cao).
Lộ trình thay thế khi thi công nút giao Vành Đai 3 – Tân Vạn
Quốc lộ 1A hướng lưu thông từ TP.HCM đi Đồng Nai:
Khi các đơn vị thi công đóng làn xe hỗn hợp (xe 2,3 bánh và xe con) trên tuyến Quốc Lộ 1A. Các phương tiện xe 2 bánh và xe con lưu thông hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai trên tuyến Quốc 1A - rẽ phải vào đường Vành Đai tại km 1874 +560 (khu dân cư Long Bình) - đi thẳng đến Nguyễn Xiển – sau đó rẽ trái vào Nguyễn Xiển - Quốc 1A - cầu Đồng Nai.
Quốc lộ 1A hướng lưu thông từ Cầu Đồng Nai đi TP.HCM:
Sau khi đơn vị thi công đóng đường ĐT743 đi Mỹ Phước Tân Vạn (khu vực Bình Dương) thì các phương tiện muốn lưu thông đi Mỹ Phước Tân Vạn (khu vực Bình Dương) người tham gia giao thông có thể chọn các lộ trình thay thế như sau:
Lộ trình 1: Đi Quốc Lộ 1A đến nút giao Ngã 3 Vũng Tàu - Lê Văn Duyệt - cầu An Hảo (Đồng Nai) - cầu Hóa An - Quốc lộ 1K - Mỹ Phước Tân Vạn.
Lộ trình 2: Đi tuyến Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây - TP.HCM
Lộ Trình 3: Các phương tiện lưu thông tuyến Quốc Lộ 1A - Cầu Đồng Nai đi trên cầu vượt Tân Vạn - rẽ phải vào đường Số 3 (Cổng Khu công nghiệp dệt may Bình An) - rẽ phải ra lại đường ĐT743 đi Mỹ Phước Tân Vạn.
(Lưu ý: tuyến đường Quốc 1A từ Cầu Đồng Nai đến đường số 3 đường có 3 làn đường (2 làn xe ô tô và 1 làn xe hỗn hợp) nên lưu lượng phương tiện đông di chuyển chậm).

Ngoài ra, lực lượng CSGT khuyến cáo người dân có thể sử dụng phương tiện khác để lưu thông trong thời gian trên. Cụ thể, từ Bến Bạch Đằng đến Bến tàu cao tốc Vũng Tàu; Bến phà Bình Khánh (Nhà Bè - Cần Giờ); Bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu.
Lộ trình di chuyển TP.HCM (đường Huỳnh Tấn Phát) đi Vũng Tàu như sau: Đường Huỳnh Tấn Phát Cầu Phú Xuân Phà Bình Khánh đường Rừng Sác đường Lương Văn Nho đường Tắc Xuất Bến phà Cần Giờ. Chỉ có một lộ trình hướng TP.HCM đi Vũng Tàu và Vũng Tàu đi TP.HCM, tổng chiều dài lộ trình phà Bình Khánh đến Bến phà Cần Giờ là 42 km; thời gian di chuyển 50 phút.
Trong một số trường hợp khi xảy sự cố về giao thông gây ùn ứ, ùn tắc giao thông trên đường, người dân cần chủ động nắm bắt thông tin, thường xuyên cập nhật tình hình TTATGT thông qua đài FM, kênh VOV giao thông, các ứng dụng trên điện thoại di động, các thông tin trên báo đài để kịp thời điều chỉnh lộ trình di chuyển.
Cần hạn chế lưu thông vào khu vực đang ùn ứ gây mất thời gian và ảnh hưởng đến việc phân luồng, xử lý ùn tắc của cơ quan chức năng.
Đồng thời di chuyển theo các lộ trình mà Phòng CSGT đã có phương án xử lý và thông tin khuyến cáo, người điều khiển phương tiện khi lưu thông qua khu vực trên phải chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hệ thống báo hiệu khác trên đường.