Người dân mỏi mòn chờ tái định cư thủy điện Bản Vẽ

Thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây thiệt hại, nhưng đến nay các hộ dân bị ảnh hưởng vẫn đang chờ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Năm 2018, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị ảnh hưởng bởi các cơn bão, đợt lốc xoáy kèm theo mưa đá, lũ quét, kết hợp nhà máy thủy điện xả lũ đã tàn phá khu vực hạ lưu trên diện rộng.

Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây thiệt hại nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân.

Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ xả lũ gây thiệt hại nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân.

Thống kê từ Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Tương Dương, có 1.262 nhà dân bị thiệt hại; 223 ha lúa và hoa màu, 37 ha cây lâm nghiệp, 95 lồng cá bị cùng nhiều tài sản có giá trị của người dân bị nước lũ cuốn trôi, làm hư hỏng; 1.142 con gia súc, gia cầm bị chết; hàng loạt công trình, tuyến đường giao thông bị sạt lở trầm trọng... với tổng thiệt hại hơn 114 tỷ đồng

Báo cáo về việc hỗ trợ TĐC đối với dự án thủy điện Bản Vẽ

Báo cáo về việc hỗ trợ TĐC đối với dự án thủy điện Bản Vẽ

Hướng giải quyết sau đó được thống nhất tại cuộc họp do lãnh đạo Chính phủ chủ trì, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 143/TB-VPCP ngày 13/4/2019 yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực (EVN) khẩn trương phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các huyện Tương Dương, Thanh Chương rà soát các tồn tại vướng mắc liên quan công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và thiệt hại sau bão số 4.

Nhiều ngôi nhà hạ lưu thủy điện Bản Vẽ bị đổ sập hồi năm 2018.

Nhiều ngôi nhà hạ lưu thủy điện Bản Vẽ bị đổ sập hồi năm 2018.

Các hạng mục đề nghị hỗ trợ sau khi thống nhất hơn 51 tỷ đồng. Trong đó, trên 30 tỉ đồng dành cho khu tái định cư tại cụm Xốp Vi, bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh; khu tái định cư Khe Chóng để di dời khẩn cấp 19 hộ dân Bản Vẽ ra khỏi vùng sạt lở đất của xã Yên Na, huyện Tương Dương. Trên 20 tỷ đồng còn lại để làm nhà văn hóa bản Noòng, xã Ngọc Lâm; Đài tưởng niệm liệt sỹ, chợ nông thôn, sân vận động của các xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, thuộc huyện Thanh Chương.

Công văn của Văn phòng Chính Phủ ra v/v hỗ trợ tái định cư thủy điện Bản Vẽ

Công văn của Văn phòng Chính Phủ ra v/v hỗ trợ tái định cư thủy điện Bản Vẽ

Từ đó đến nay đã rất nhiều công văn, báo cáo nhưng kế hoạch vẫn chưa được triển khai.

Ngày 28/8/2024, Bộ Công Thương thống nhất phương án tái định cư tại Báo cáo số 218 với kinh phí từ nguồn đầu tư dự án. Sau đó, Văn phòng Chính phủ có Công văn 7505 ngày 14/10/2024 có nêu: "Tại Báo cáo 218, Bộ Công Thương đã xác định các công việc thống nhất hỗ trợ và việc bố trí nguồn vốn cho các công việc thống nhất hỗ trợ thuộc thẩm quyền của TCty Phát điện 1 (EVNGENCO1) và EVN. Căn cứ Báo cáo 218 và các quy định pháp luật liên quan, Bộ Công Thương, EVN, UBND tỉnh Nghệ An theo thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được giao, xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật và ý kiến lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo tại Thông báo 143 ngày 13/4/2019; khẩn trương phối hợp, triển khai thực hiện các biện pháp để ổn định cuộc sống cho người dân".

Ngày 12/11/2024, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Công văn số 10005/UBND-CN gửi đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, qua đó bố trí nguồn vốn để kịp thời triển khai thực hiện.

Ngày 26/11/2024, Tổng Công ty phát điện 1 (EVNGENCO1) đã có Báo cáo số 171/BC-EVNGENCO1 nêu kết quả đạt được và nguyên nhân vướng mắc: Đến nay chưa thực hiện được do nằm ngoài khung chính sách và ngoài quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đã được phê duyệt nên không có cơ sở pháp lý để Chủ đầu tư thực hiện theo đề nghị của UBND tỉnh, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền chấp thuận cho phép hỗ trợ bằng nguồn vốn của dự án.

Khu tái định cư bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) hiện nay.

Khu tái định cư bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) hiện nay.

Sau Báo cáo số 171/BC-EVNGENCO1, Bộ Công thương đã ban hành Văn bản số 10644/BCT-DL gửi đến Tập đoàn Điện lực tiếp tục đôn đốc thực hiện. Về vấn đề này, Tập đoàn yêu cầu EVNGENCO1 chủ động phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan, khẩn trương triển khai thực hiện việc hỗ trợ bổ sung cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng của dự án.

Cuộc họp ngày 10/2/2025, Tổng Công ty Phát điện 1 đã thống nhất thực hiện hỗ trợ bổ sung tái định cư dự án thủy điện Bản Vẽ. Trong đó, nguồn triển khai tại huyện Tương Dương hơn 30,6 tỷ đồng, gồm kinh phí để bổ sung các hạng mục hạ tầng của khu tái định cư tại cụm Xốp Vi, bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh (69 hộ bổ sung); xây dựng mới khu tái định cư tại Bản Vẽ để di dời 19 hộ Khe Ò, Khe Chống ra khỏi vùng sạt lở.

Nhà máy thủy điện Bản Vẽ là công trình trọng điểm do EVN làm chủ đầu tư, khởi công năm 2004 và vận hành từ năm 2010 nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm.

Nhà máy thủy điện Bản Vẽ là công trình trọng điểm do EVN làm chủ đầu tư, khởi công năm 2004 và vận hành từ năm 2010 nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm.

Về phần huyện Thanh Chương, các xã Ngọc Lâm, Thanh Sơn sẽ được đầu tư xây dựng mới Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, sân vận động và chợ nông thôn với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng.

Lãnh đạo huyện Thanh Chương chia sẻ: Những hạng mục được đầu tư, hỗ trợ bổ sung đáp ứng được niềm mong mỏi, đợi chờ của người dân hai xã; tạo điều kiện để địa phương phát triển kinh tế, xã hội. Địa phương đã chuẩn bị sẵn mặt bằng để thực hiện các hạng mục công trình này. Đồng thời, mong muốn Chủ đầu tư kịp thời bố trí vốn để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình đáp ứng tiến độ và mục tiêu đề ra.

Ông Nguyễn Hữu Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An), cho biết: Từ 2019 đến nay, sự việc đã một số lần được Trung ương cho ý kiến, nhưng mới đây, phía chủ đầu tư lại có văn bản mới cho rằng không đủ thẩm quyền. Quan điểm của huyện là phía chủ đầu tư phải có trách nhiệm hỗ trợ để người dân ổn định cuộc sống.

Người dân chuyển về khu tái định cư tại huyện Thanh Chương (Nghệ An) hơn 15 năm rồi nhưng vẫn chưa hòa nhập với cuộc sống mới.

Người dân chuyển về khu tái định cư tại huyện Thanh Chương (Nghệ An) hơn 15 năm rồi nhưng vẫn chưa hòa nhập với cuộc sống mới.

Tuy nhiên, trên thực tế tình hình thực hiện quá chậm. Sự việc càng kéo dài, thiệt thòi nhất vẫn là đồng bào vùng cao chịu ảnh hưởng của dự án thủy điện Bản Vẽ.

Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ là công trình trọng điểm do EVN làm chủ đầu tư, khởi công năm 2004 và vận hành từ năm 2010. Được xây dựng trên thượng nguồn sông Nậm Nơn, đập chính và nhà máy đặt tại bản Vẽ của xã Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) Với công suất thiết kế 320 MW cùng diện tích lưu vực 8.700 km², đây được xem là công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung.

Hàng năm, nhà máy cung cấp trung bình hơn 1.084 triệu kWh điện, đóng góp quan trọng cho lưới điện quốc gia. Hơn 3.000/14.324 hộ dân/khẩu thuộc 34 bản làng tại Tương Dương phải rời bỏ nơi chốn quen thuộc, nhường đất cho dự án.

Trần Tú

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/nguoi-dan-moi-mon-cho-tai-dinh-cu-thuy-dien-ban-ve-469677.html