Người đàn ông hóa quỷ, khiến dân làng sợ hãi tránh mặt và sự thật đau lòng

Người lớn thấy ông thì né tránh, vòng sang đường khác, trẻ em nhìn thấy ông thì sợ hãi, khóc thét, lập tức trốn đi. Tên ông bị đem ra để dọa trẻ con, một số người ác mồm còn gọi ông là quỷ dữ.

Theo thông tin đăng tải, ông Diwakar Bisoye, 65 tuổi, ở bang Odisha, Ấn Độ cách đây 15 năm đã mắc phải một căn bệnh hiếm gặp. Kể từ đó, cuộc sống của ông Diwakar trở nên vô cùng khốn khổ, bế tắc.

Mới đầu, trên cơ thể ông Diwakar xuất hiện vài cục bướu nhỏ, tuy nhiên không đau. Cộng thêm với việc nhà không có tiền đi bệnh viện kiểm tra, ông Diwakar đành phó mặc.

Thế nhưng ngày qua ngày, những bướu thịt xuất hiện nhiều hơn trên cơ thể của công Diwakar, thậm chí cả khuôn mặt cũng xuất hiện bướu, khiến ông vô cùng khổ sở.

Không thể thờ ơ được nữa, ông Diwakar đến bệnh viện để kiểm tra. Dù cố gắng chạy chữa nhiều lần, các bác sĩ đều nói rằng đây là những khối u lành tính, không gây hại cho sức khỏe, vì vậy không cần phẫu thuật cắt bỏ. Đồng thời, họ cũng cho biết, đây là một bệnh di truyền hiếm thấy.

Mãi đến khi chuyển đến bệnh viện lớn để điều trị, ông Diwakar mới được các bác sĩ cho biết, ông đã mắc bệnh u sợi thần kinh, không có thuốc chữa trị đặc hiệu, muốn loại bỏ các khối u này, buộc phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, do đến bệnh viện lớn quá muộn, toàn cơ thể của ông Diwakar đã bị bao phủ bởi các khối u. Các bác sĩ ước tính rằng, dù phẫu thuật nhiều lần cũng không thể loại bỏ hoàn toàn vì số lượng các khối u quá nhiều. Hiện, phác đồ điều trị của ông Diwakar vẫn chưa được thống nhất.

Ông Diwakar cho biết, kể từ khi mắc phải căn bệnh quái ác này, cuộc sống của ông rơi vào bế tắc đến cùng cực. Ông không chỉ thất nghiệp suốt 15 năm qua, còn phải chịu đựng sự chế giễu, hắt hủi của dân làng. Người lớn thấy ông thì né tránh, vòng sang đường khác, trẻ em nhìn thấy ông thì sợ hãi, khóc thét, lập tức trốn đi. Tên ông bị đem ra để dọa trẻ con, một số người ác mồm còn gọi ông là quỷ dữ, cho rằng ông bị nguyền rủa.

Hiện tại muốn ra ngoài, ông Diwakar buộc phải đội mũ, khoác áo. Ông cảm thấy cuộc sống của mình không bằng những động vật lang thang nơi đầu đường, xó chợ.

Mong muốn của ông Diwakar rất đơn giản, đó là được chữa khỏi bệnh, để ông được hòa nhập vào xã hội, không còn bị xa lánh, ghẻ lạnh nữa.

Kiều Dụ (Theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/nguoi-dan-ong-hoa-quy-khien-dan-lang-so-hai-tranh-mat-va-su-that-dau-long-1329601.html