Người dân Quảng Trị mòn mỏi chờ lũ rút để được nấu cơm

Mặc dù mực nước trên các sông của Quảng Trị đã rút nhưng nhiều thôn, làng vẫn bị cô lập và chờ được cứu trợ.

Sáng 21/10, mực nước trên các sông ở Quảng Trị bắt đầu hạ dần. Tuy nhiên tốc độ lũ rút chậm, nhiều cánh đồng lúa và hoa màu ở huyện Gio Linh vẫn chìm trong biển nước.

Sáng 21/10, mực nước trên các sông ở Quảng Trị bắt đầu hạ dần. Tuy nhiên tốc độ lũ rút chậm, nhiều cánh đồng lúa và hoa màu ở huyện Gio Linh vẫn chìm trong biển nước.

Đường vào thôn Đơn Duệ xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Linh đã "biến mất" khiến người dân bị cô lập nhiều ngày.

Đường vào thôn Đơn Duệ xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Linh đã "biến mất" khiến người dân bị cô lập nhiều ngày.

Đầu đoạn đường quốc lộ 1A cũ rẽ về Cửa Tùng và địa đạo Vịnh Mốc đặt biển cấm xe qua lại.

Đầu đoạn đường quốc lộ 1A cũ rẽ về Cửa Tùng và địa đạo Vịnh Mốc đặt biển cấm xe qua lại.

Mực nước trên sông Bến Hải đoạn qua cầu Hiền Lương vẫn cao, dòng nước chảy xiết.

Mực nước trên sông Bến Hải đoạn qua cầu Hiền Lương vẫn cao, dòng nước chảy xiết.

Trong đợt mưa bão này, thôn Phúc Lâm nằm bên sông Sa Lung thuộc địa phận xã Vĩnh Long huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là một trong những địa điểm bị nước lũ cô lập và phải di dời người dân trong đêm đến địa điểm an toàn.

Trong đợt mưa bão này, thôn Phúc Lâm nằm bên sông Sa Lung thuộc địa phận xã Vĩnh Long huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là một trong những địa điểm bị nước lũ cô lập và phải di dời người dân trong đêm đến địa điểm an toàn.

Ông Nguyễn Văn Hóa (49 tuổi), công an viên và cũng là thành viên của đội cứu hộ, cứu nạn của thôn cho biết hôm lũ đỉnh điểm vào ngày 18 và 19/10, mực nước trong nhà dân sâu nhất là gần 2 mét, mọi phương tiện giao thông không thể tiếp cận.

Ông Nguyễn Văn Hóa (49 tuổi), công an viên và cũng là thành viên của đội cứu hộ, cứu nạn của thôn cho biết hôm lũ đỉnh điểm vào ngày 18 và 19/10, mực nước trong nhà dân sâu nhất là gần 2 mét, mọi phương tiện giao thông không thể tiếp cận.

"Nhiều nhà thóc bị ướt giờ đã mọc mầm còn ruộng lúa và hoa màu bị lũ ngâm nhiều ngày nên thiệt hại hoàn toàn. 8 héc - ta ao cá cũng theo dòng lũ đi hết", ông Hóa thông tin.

"Nhiều nhà thóc bị ướt giờ đã mọc mầm còn ruộng lúa và hoa màu bị lũ ngâm nhiều ngày nên thiệt hại hoàn toàn. 8 héc - ta ao cá cũng theo dòng lũ đi hết", ông Hóa thông tin.

Đến trưa ngày 21/10, nước lũ tạm rút nhưng mọi con đường liên thôn Phúc Lâm vẫn ngập sâu, do đó đoàn cứu trợ (dấu tên) của một nhóm bạn trẻ đến từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) phải vận chuyển gạo, mì tôm, nước lọc,..bằng xuồng đến từng nhà trong thôn.

Đến trưa ngày 21/10, nước lũ tạm rút nhưng mọi con đường liên thôn Phúc Lâm vẫn ngập sâu, do đó đoàn cứu trợ (dấu tên) của một nhóm bạn trẻ đến từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) phải vận chuyển gạo, mì tôm, nước lọc,..bằng xuồng đến từng nhà trong thôn.

"Thực sự Quảng Trị và miền Trung đang cần thêm rất nhiều tấm lòng hảo tâm nữa, bà con vũng lũ thiếu thốn quá. Lúc tôi chèo ghe vào nhà một mế (mẹ) nhà vẫn ngập quá đầu gối tặng gạo, mế xắn quần lội nước ra tận cổng ôm tôi rồi khóc quá trời luôn. Mế kêu mế khổ quá con ơi, cảm ơn tụi con, cám ơn tụi con rồi lại khóc", anh Sơn (31 tuổi), thành viên trong đoàn xúc động kể.

"Thực sự Quảng Trị và miền Trung đang cần thêm rất nhiều tấm lòng hảo tâm nữa, bà con vũng lũ thiếu thốn quá. Lúc tôi chèo ghe vào nhà một mế (mẹ) nhà vẫn ngập quá đầu gối tặng gạo, mế xắn quần lội nước ra tận cổng ôm tôi rồi khóc quá trời luôn. Mế kêu mế khổ quá con ơi, cảm ơn tụi con, cám ơn tụi con rồi lại khóc", anh Sơn (31 tuổi), thành viên trong đoàn xúc động kể.

Cụ Phạm Thị Em (80 tuổi) vừa móm mém nhai trầu vừa đặt thùng mì được tặng xuống chiếc giường vẫn còn dính đầy bùn lũ và kể rằng cụ và chồng vừa về nhà. Trước đó, khi mực nước lũ dâng cao, gia đình cụ được chính quyền đưa đi di tản trong đêm. "Sống gần cả đời người nhưng giờ tôi mới biết con lũ dữ và nhanh nó như thế nào. nhà cửa, nồi niêu và chăn màn đều chìm trong nước hết".

Cụ Phạm Thị Em (80 tuổi) vừa móm mém nhai trầu vừa đặt thùng mì được tặng xuống chiếc giường vẫn còn dính đầy bùn lũ và kể rằng cụ và chồng vừa về nhà. Trước đó, khi mực nước lũ dâng cao, gia đình cụ được chính quyền đưa đi di tản trong đêm. "Sống gần cả đời người nhưng giờ tôi mới biết con lũ dữ và nhanh nó như thế nào. nhà cửa, nồi niêu và chăn màn đều chìm trong nước hết".

Còn o Loan (65 tuổi) run run kể lại: "Hôm ni nước lên khiếp dữ, o khiếp lắm con à, mấy ngày lũ ngập không nấu được cơm, không đun được nước nên chỉ ăn mì tôm sống thôi. May quá giờ nước rút, có đoàn cứu trợ nên được thổi cơm ăn rồi".

Còn o Loan (65 tuổi) run run kể lại: "Hôm ni nước lên khiếp dữ, o khiếp lắm con à, mấy ngày lũ ngập không nấu được cơm, không đun được nước nên chỉ ăn mì tôm sống thôi. May quá giờ nước rút, có đoàn cứu trợ nên được thổi cơm ăn rồi".

Cụ Trần Thị Vỹ (80 tuổi) bị điếc bẩm sinh cười tươi khi được nhận quà cứu trợ.

Cụ Trần Thị Vỹ (80 tuổi) bị điếc bẩm sinh cười tươi khi được nhận quà cứu trợ.

Gia súc những ngày này cũng được di chuyển lên nhà ở với người để tránh đại hồng thủy.

Gia súc những ngày này cũng được di chuyển lên nhà ở với người để tránh đại hồng thủy.

Bên cạnh một số thôn nước rút, nhiều nơi ở Quảng Trị vẫn bị nước lũ cô lập.

Bên cạnh một số thôn nước rút, nhiều nơi ở Quảng Trị vẫn bị nước lũ cô lập.

Ông Cao Văn Hướng (50 tuổi) cho biết thôn Tiên Lai (xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh) của ông vẫn đang ngập trong biển nước. "Bây giờ chả dám nói trước ông trời là khi nào nước rút và hết bão cả". Hơn 120 hộ dân giờ chỉ dựa vào đồ cứu trợ của đồng bào cả nước để cầm cự qua ngày".

Ông Cao Văn Hướng (50 tuổi) cho biết thôn Tiên Lai (xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh) của ông vẫn đang ngập trong biển nước. "Bây giờ chả dám nói trước ông trời là khi nào nước rút và hết bão cả". Hơn 120 hộ dân giờ chỉ dựa vào đồ cứu trợ của đồng bào cả nước để cầm cự qua ngày".

Video: nước lũ tràn qua quốc lộ 1A cũ hướng rẽ về Cửa Tùng và địa đạo Vịnh Mốc

Lộc Liên

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nguoi-dan-quang-tri-mon-moi-cho-lu-rut-de-duoc-nau-com-1738722.tpo