Người dân Sài Gòn lội nước về nhà sau giờ tan tầm

Chiều tối ngày 5-11, nhiều người dân Sài Gòn phải lội nước về nhà sau giờ tan tầm.

Mặc dù hai ngày trước, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cho biết, triều cường sẽ xuất hiện vào ngày 6, 7-11 và đỉnh triều đợt này sẽ vượt báo động 3. Tuy nhiên, ngay sáng nay ngày 5-11, một số tuyến đường đã bị ngập nặng do triều cường xuất hiện.

Nhiều người dân di chuyển khó khăn khi qua đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM. Ảnh: MINH TÂM

Nhiều người dân di chuyển khó khăn khi qua đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM. Ảnh: MINH TÂM

Tuyến đường Trần Xuân Soạn thuộc vùng thấp nên khi triều cường lên lại gây ngập. Ảnh: MINH TÂM

Tuyến đường Trần Xuân Soạn thuộc vùng thấp nên khi triều cường lên lại gây ngập. Ảnh: MINH TÂM

Đến khoảng 16h30 cùng ngày, nước ở khu vực kênh Tẻ dâng cao, triều cường tiếp tục xuất hiện, tràn vào phía đường Trần Xuân Soạn (đoạn từ cầu Tân Thuận 2 tới đường Lâm Văn Bền, Quận 7). Ảnh: MINH TÂM

Đến khoảng 16h30 cùng ngày, nước ở khu vực kênh Tẻ dâng cao, triều cường tiếp tục xuất hiện, tràn vào phía đường Trần Xuân Soạn (đoạn từ cầu Tân Thuận 2 tới đường Lâm Văn Bền, Quận 7). Ảnh: MINH TÂM

Đây là một trong những tuyến đường trũng thấp của TP.HCM, nằm sát bờ sông Sài Gòn nên thường xuyên bị ngập sâu do triều cường. Người dân mưu sinh trên tuyến đường này hàng năm đều phải “sống chung” với triều cường thời gian khoảng từ tháng 10 tới tháng 12. Ảnh: MINH TÂM

Đây là một trong những tuyến đường trũng thấp của TP.HCM, nằm sát bờ sông Sài Gòn nên thường xuyên bị ngập sâu do triều cường. Người dân mưu sinh trên tuyến đường này hàng năm đều phải “sống chung” với triều cường thời gian khoảng từ tháng 10 tới tháng 12. Ảnh: MINH TÂM

Bà Phạm Thị Bông, sau hơn 20 năm sinh sống và chứng kiến cảnh triều cường lên, bà không khỏi ngán ngẩm mà than rằng: “Mỗi lần nước dâng lên rất cao, chúng tôi không buôn bán, làm ăn gì được. Tôi ngồi đây, thấy dân đi qua lại xe thì chết máy, người thì té lên té xuống, cực quá”. Ảnh: MINH TÂM

Bà Phạm Thị Bông, sau hơn 20 năm sinh sống và chứng kiến cảnh triều cường lên, bà không khỏi ngán ngẩm mà than rằng: “Mỗi lần nước dâng lên rất cao, chúng tôi không buôn bán, làm ăn gì được. Tôi ngồi đây, thấy dân đi qua lại xe thì chết máy, người thì té lên té xuống, cực quá”. Ảnh: MINH TÂM

Cùng chung cảm xúc với bà Bông, ông Thọ nhà gần điểm giao lộ Trần Xuân Soạn - Nguyễn Thị Xíu nêu ý kiến: “Triều cường lên, dân đi lại cực lắm, xe chết máy, người dân, học sinh đi qua gặp tai nạn té ngã liên tục…chúng tôi thấy tội nghiệp nên lấp những hố cống, ổ gà giúp người đi đường tránh gặp rủi ro. Bây giờ, nếu nhà nước nâng nền đường lên thì người dân đi làm, đi chợ đỡ cực, để chúng tôi còn yên tâm làm ăn, buôn bán”. Ảnh: MINH TÂM

Cùng chung cảm xúc với bà Bông, ông Thọ nhà gần điểm giao lộ Trần Xuân Soạn - Nguyễn Thị Xíu nêu ý kiến: “Triều cường lên, dân đi lại cực lắm, xe chết máy, người dân, học sinh đi qua gặp tai nạn té ngã liên tục…chúng tôi thấy tội nghiệp nên lấp những hố cống, ổ gà giúp người đi đường tránh gặp rủi ro. Bây giờ, nếu nhà nước nâng nền đường lên thì người dân đi làm, đi chợ đỡ cực, để chúng tôi còn yên tâm làm ăn, buôn bán”. Ảnh: MINH TÂM

Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, hơn 30 năm nay anh Nguyễn Minh Khoa phải chứng kiến cảnh nhà chìm trong nước vì nhà anh nằm trên đường Trần Xuân Soạn, ven kênh tẻ. Ngán ngẩm cảnh nước ngập mỗi mùa triều cường, anh Khoa chia sẻ: “Nhà tôi vừa bỏ ra 40 triệu đồng để tôn nền cho nước không tràn được vào nhà nữa, để vợ con bớt khổ mỗi khi nước lên. Mấy hôm nay tôi thấy triều cường lên rất mạnh. Hôm nay nhà tôi không bị nước vào, nhưng hãy nhìn những nhà xung quanh thì thấy chúng tôi cực thế nào?!”. Ảnh: MINH TÂM

Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, hơn 30 năm nay anh Nguyễn Minh Khoa phải chứng kiến cảnh nhà chìm trong nước vì nhà anh nằm trên đường Trần Xuân Soạn, ven kênh tẻ. Ngán ngẩm cảnh nước ngập mỗi mùa triều cường, anh Khoa chia sẻ: “Nhà tôi vừa bỏ ra 40 triệu đồng để tôn nền cho nước không tràn được vào nhà nữa, để vợ con bớt khổ mỗi khi nước lên. Mấy hôm nay tôi thấy triều cường lên rất mạnh. Hôm nay nhà tôi không bị nước vào, nhưng hãy nhìn những nhà xung quanh thì thấy chúng tôi cực thế nào?!”. Ảnh: MINH TÂM

Theo dự báo, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh trong những ngày tới và ở mức cao. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 6-7/11 (tức mùng 2 và 3 tháng Mười Âm lịch). Trong đó, tại trạm Phú An và Nhà Bè có thể lên mức 1,65-1,7m (Trên báo động III 0,05-0,010m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 4-6h và 17-19h. Ảnh: MINH TÂM

Theo dự báo, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên nhanh trong những ngày tới và ở mức cao. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 6-7/11 (tức mùng 2 và 3 tháng Mười Âm lịch). Trong đó, tại trạm Phú An và Nhà Bè có thể lên mức 1,65-1,7m (Trên báo động III 0,05-0,010m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 4-6h và 17-19h. Ảnh: MINH TÂM

Nhiều phương tiện di chuyển khó khăn, thậm chí xe bị chết máy phải dắt bộ. Ảnh: MINH TÂM

Nhiều phương tiện di chuyển khó khăn, thậm chí xe bị chết máy phải dắt bộ. Ảnh: MINH TÂM

Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ đánh giá: Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn ở cấp độ 2. Ảnh: MINH TÂM

Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ đánh giá: Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn ở cấp độ 2. Ảnh: MINH TÂM

Đây là đợt triều cường cao trong năm có khả năng gây ngập úng ở các vùng trũng thấp, ven biển. Cần đề phòng khả năng gió Đông Bắc gây nước dâng trong những ngày tới.

Nước tràn vào tận nhà dân khiến cuộc sống rất vất vả. Ảnh: MINH TÂM

Nước tràn vào tận nhà dân khiến cuộc sống rất vất vả. Ảnh: MINH TÂM

Trước tình hình đợt triều cường đầu tháng 11 được dự báo có khả năng gây ngập úng, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã có văn bản gửi các quận, huyện, TP. Thủ Đức và các đơn vị chuyên môn về việc triển khai các biện pháp phòng, chống và ứng phó.

MINH TÂM - CÙ HIỀN

Nguồn PLO: https://plo.vn/video-photo-hi-hoa/anh/nguoi-dan-sai-gon-loi-nuoc-ve-nha-sau-gio-tan-tam-1026182.html