Người dân Thủ đô đeo khẩu trang đi tảo mộ, 'rước' gia tiên về ăn Tết

Tảo mộ cuối năm còn là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua và mời những người đã qua đời về ăn Tết cùng gia đình.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Từ rằm tháng chạp, nhiều hộ gia đình ở Thủ đô cùng con cháu lên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) để tạo mộ.

Việc làm này thể hiện sự hiếu thuận, đạo nghĩa của con cháu đối với những người thân đã khuất.

Tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hóa của người Việt, là cách để con cháu "giao lưu" với tổ tiên, để cầu gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.

Những cành đào, cây quất... được các gia đình mang đến đặt tại các phần mộ của người thân. Ảnh: Đ.T

Những cành đào, cây quất... được các gia đình mang đến đặt tại các phần mộ của người thân. Ảnh: Đ.T

Tảo mộ cuối năm, cũng là dịp để con cháu quây quần bên cạnh mồ mả tổ tiên, nhờ đó mà xích lại gần nhau, tha thứ cho nhau những lỗi lầm trong năm. Nó đã thành phong tục, trước mồ mả tổ tiên, con người ta luôn phải thành kính để tổ tiên chứng giám.

Người Việt cổ tin rằng, nếu chăm chút đến mộ phần tổ tiên, thì sẽ được tổ tiên phù hộ độ trì cho công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào. Cho dù niềm tin ấy chưa bao giờ được lý giải về mặt khoa học một cách thấu đáo, thì đó cũng là một niềm tin đáng trân trọng bởi nó hướng thiện.

Thờ tổ tiên có nghĩa là biết trên dưới, biết lễ nghi và nhất là sống sao cho tiền nhân hài lòng, có vậy thì mới được hưởng quả phúc về sau. Đó mới là ý nghĩa cốt lõi của việc thờ cúng tổ tiên nói chung và việc tảo mộ nói riêng.

Thành tâm cầu khấn tổ tiên, ông bà phù hộ cho con cháu bình an, sức khỏe, may mắn. Ảnh: Đ.T

Thành tâm cầu khấn tổ tiên, ông bà phù hộ cho con cháu bình an, sức khỏe, may mắn. Ảnh: Đ.T

Bác An - Khu tập thể Kim Liên (Đống Đa - Hà Nội) chia sẻ, dù bận rộn đến đâu cứ đến sát Tết, 4 anh, chị, em lên mộ cụ bà để dọn dẹp mộ phần, cầu cho cụ an lạc nơi chín suối.

"Mẹ tôi đã yên nghỉ ở đây được 7 năm. Vì tuổi cao sức yếu, năm nay bố tôi đã 95 tuổi nên không lên viếng mộ mẹ được. Mỗi năm lên đây lại thấy cảnh quan đẹp hơn, các mộ phần đều được quan tâm dọn dẹp. Khuôn viên nghĩa trang sạch đẹp, cảnh quan sơn thủy hữu tình với nhiều dịch vụ tiện ích khiến cho anh em chúng tôi yên tâm hơn về nơi yên nghỉ của mẹ.

Với nhiều gia đình, cuối năm họ có thể đốt nhiều vàng mà cho các cụ thế giới bên kia nhưng gia đình chúng tôi nhiều năm nay không làm điều đó. Đầu tiên là không đốt vàng mã để bảo vệ môi trường. Thứ hai là tránh sự lãng phí không cần thiết. Lúc mẹ còn sống, các anh, chị, em con cháu hết lòng chăm sóc. Khi cụ qua đời, con cháu lo cho cụ yên nghỉ nơi sạch đẹp.

Cứ mỗi dịp giáp Tết, các con đều có mặt đầy đủ chăm sóc mộ phần, thắp nén nhang, có lời khấn cầu mời mẹ về ăn Tết cùng con cháu. Tôi tin ở nơi chín suối, cụ cũng sẽ vui lòng vì các con, các cháu luôn hòa thuận, yêu thương chăm sóc nhau và luôn nhớ đến công ơn trời bể của mẹ", bác An rưng rưng nói.

Đã thành thông lệ 7 năm nay, bác An - Khu tập thể Kim Liên (Hà Nội) cùng với 3 anh, chị, em mỗi dịp cuối năm đều cùng nhau lên mộ phần của mẹ. Ảnh: Đ.T

Đã thành thông lệ 7 năm nay, bác An - Khu tập thể Kim Liên (Hà Nội) cùng với 3 anh, chị, em mỗi dịp cuối năm đều cùng nhau lên mộ phần của mẹ. Ảnh: Đ.T

Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình.

Tảo mộ cuối năm còn là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua và mời những người đã qua đời về ăn Tết cùng gia đình. Đây là một truyền thống tốt đẹp có từ lâu của người dân Việt Nam.

Chị Hồng - nhân viên công viên tâm linh Lạc Hồng Viên cho biết, các mộ phần tại đây đều được dọn dẹp chăm sóc chu đáo như chính những người thân của các nhân viên ở đây. Ảnh: Đ.T

Chị Hồng - nhân viên công viên tâm linh Lạc Hồng Viên cho biết, các mộ phần tại đây đều được dọn dẹp chăm sóc chu đáo như chính những người thân của các nhân viên ở đây. Ảnh: Đ.T

Các gia đình mang Xuân đến với người thân đã khuất. Ảnh: Đ.T

Các gia đình mang Xuân đến với người thân đã khuất. Ảnh: Đ.T

Một góc hồ Quan Âm tại công viên tâm linh Lạc Hồng Viên. Ảnh: N.Q

Một góc hồ Quan Âm tại công viên tâm linh Lạc Hồng Viên. Ảnh: N.Q

Các gia đình khi đến Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên thăm mộ phần người thân và cũng có những khoảng không gian thư giãn ngắm cá Coi. Ảnh: N.Q

Các gia đình khi đến Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên thăm mộ phần người thân và cũng có những khoảng không gian thư giãn ngắm cá Coi. Ảnh: N.Q

Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương Mại Toàn cầu chủ đầu tư Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên luôn chú trọng đầu từ cảnh quan, không gian xanh, sạch để nơi đây thực sự là nơi lựa chọn lý tưởng cho người đã khuất. Ảnh: N.Q

Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương Mại Toàn cầu chủ đầu tư Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên luôn chú trọng đầu từ cảnh quan, không gian xanh, sạch để nơi đây thực sự là nơi lựa chọn lý tưởng cho người đã khuất. Ảnh: N.Q

Thanh Thủy

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/van-hoa/nguoi-dan-thu-do-deo-khau-trang-di-tao-mo-ruoc-gia-tien-ve-an-tet-post215368.gd