Người dân TPHCM khốn khổ đắp bao cát chống ngập khi kỳ triều cường dâng

Chiều 15/11 (Rằm tháng 10 âm lịch), triều cường tại TPHCM gây ngập úng nhiều khu vực trũng thấp và các tuyến đường ven sông, kênh rạch. Người dân sinh sống ở một đoạn đường Phú Định (phường 16, quận 8) phải dùng bao cát đắp vách ngăn để chống ngập.

Người dân sinh sống trên đường Phú Định (phường 16, quận 8, TPHCM) đắp bao cát ngăn nước tràn vào nhà.

Người dân sinh sống trên đường Phú Định (phường 16, quận 8, TPHCM) đắp bao cát ngăn nước tràn vào nhà.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết hôm nay 15/11, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai biến đổi chậm và duy trì ở mức cao. Trong đó, mực nước cao nhất ngày tại các trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) đều vượt Báo động 3.

Theo ghi nhận của PV trong chiều 15/11, nhiều khu vực trũng thấp, ven sông, kênh rạch tại TPHCM như quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh,… bị ngập do triều cường.

Hình ảnh tại khu vực đường Phú Định, quận 8.

Hình ảnh tại khu vực đường Phú Định, quận 8.

Tại đoạn đường Phú Định (phường 16, quận 8) nước dâng cao tràn vào một số nhà dân gây nên tình trạng ngập úng. Giao thông qua khu vực này gặp nhiều khó khăn.

Triều cường khiến một đoạn đường Phú Định (phường 16, quận 8) bị ngập sâu.

Triều cường khiến một đoạn đường Phú Định (phường 16, quận 8) bị ngập sâu.

Chia sẻ với PV, người dân địa phương cho biết, sau thời gian thi công cống Phú Định (công trình thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng), hiện nhà của các hộ dân đều thấp hơn mặt đường khoảng 1m. Mỗi khi có triều cường thì nước tràn ngoài đường vào nhà gây ngập.

Bà Lê Thị Thủy (ngụ phường 16, quận 8) cho biết, để chống ngập, một số gia đình ở đây phải trang bị máy bơm, đắp bao cát để ngăn nước tràn vào nhà.

Nước dâng cao, gây ngập một số nhà dân ở gần công trường thi công cống Phú Định.

Nước dâng cao, gây ngập một số nhà dân ở gần công trường thi công cống Phú Định.

Một số tuyến đường hẻm tại khu vực này cũng mênh mông nước.

Một số tuyến đường hẻm tại khu vực này cũng mênh mông nước.

Giao thông đi lại qua khu vực gặp nhiều khó khăn.

Giao thông đi lại qua khu vực gặp nhiều khó khăn.

Người dân phải dựng bao cát làm tường ngăn nước tràn vào nhà.

Người dân phải dựng bao cát làm tường ngăn nước tràn vào nhà.

“Đoạn đường khoảng 300m đi qua công trường thì vừa hư hỏng, vừa xuống cấp. Mỗi khi nước ngập sâu, người dân đi lại và đặc biệt là học sinh thường bị té ngã nhìn rất tội. Công trình thì không thi công suốt mấy năm qua, chúng tôi hy vọng dự án này sẽ sớm khởi động trở lại để thoát cảnh sống chung với ngập” - anh Minh (người dân địa phương) nói.

“Đoạn đường khoảng 300m đi qua công trường thì vừa hư hỏng, vừa xuống cấp. Mỗi khi nước ngập sâu, người dân đi lại và đặc biệt là học sinh thường bị té ngã nhìn rất tội. Công trình thì không thi công suốt mấy năm qua, chúng tôi hy vọng dự án này sẽ sớm khởi động trở lại để thoát cảnh sống chung với ngập” - anh Minh (người dân địa phương) nói.

Việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn bởi triều cường.

Việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn bởi triều cường.

Nước ngập gây khó khăn trong việc kinh doanh, buôn bán của người dân ở khu vực.

Nước ngập gây khó khăn trong việc kinh doanh, buôn bán của người dân ở khu vực.

Một gia đình phải giăng lưới để ngăn rác theo dòng nước tràn vào nhà.

Một gia đình phải giăng lưới để ngăn rác theo dòng nước tràn vào nhà.

Chia sẻ với PV, người dân ở khu vực mong muốn dự án cống ngăn triều Phú Định sớm hoàn thành để họ thoát cảnh ngập úng mỗi khi triều cường và ổn định cuộc sống.

Chia sẻ với PV, người dân ở khu vực mong muốn dự án cống ngăn triều Phú Định sớm hoàn thành để họ thoát cảnh ngập úng mỗi khi triều cường và ổn định cuộc sống.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ dự báo mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai tiếp tục lên trong 1-2 ngày nữa theo kỳ triều cường Rằm tháng 10 Âm lịch, sau đó xuống lại. Đỉnh triều cao nhất trong đợt này có thể xuất hiện vào ngày 16-17/11 (tức 16-17 tháng 10 Âm lịch) và ở mức như sau:

Trạm Phú An và trạm Nhà Bè ở khoảng 1,70-1,75m cao hơn Báo động 3 từ 0,10-0,15m. Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 4-6h và 16-18h.

Hữu Huy

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-dan-tphcm-khon-kho-dap-bao-cat-chong-ngap-khi-ky-trieu-cuong-dang-post1691899.tpo