Người góp phần bảo tồn nghệ thuật hát Chầu văn

Có 23 năm gắn bó với nghề hát văn, anh Phạm Văn Xuyên, chủ nhiệm CLB diễn xướng Chầu văn Thiên Phú (thành phố Tam Điệp) đã và đang nỗ lực trao truyền lại vốn văn hóa quý giá, đặc trưng của dân tộc cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phạm Văn Xuyên biểu diễn một tiết mục Chầu văn với cây đàn Tranh.

Sinh năm 1982,trong gia đình có mẹ hát văn rất hay và vốn kiến thức sâu rộng về môn nghệthuật khá đặc thù này ở vùng đất đồi xã Quang Sơn, nên ngay từ khi còn nhỏ,từng tiếng đàn, nhịp phách cùng những câu hát đã thấm đẫm và trở thành niềm đammê của cậu học trò Phạm Văn Xuyên. Mặc dù Chầu văn là loại hình nghệ thuật cahát cổ truyền của dân tộc, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu, là môn nghệ thuậtmang một phong cách âm nhạc độc đáo, khó học, khó hát, nhất là với giới trẻ,tuy nhiên, anh Phạm Văn Xuyên lại chính thức gắn bó với hát Chầu văn từ khi mơí15 tuổi. Anh Xuyên cho biết: Niềm đam mê hát văn trong tôi được thừa hưởng từmẹ. Đến với Chầu văn sớm cũng vì đam mê nghệ thuật, ham thích tìm hiểu văn hoátruyền thống dân tộc. Rồi mỗi bài hát văn thường gắn với các nhân vật thầnthánh trong tín ngưỡng Tứ phủ (Mẫu Thượng thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng ngàn, MâũThoải), rồi những nhân vật có thật trong lịch sử được phong Thánh (Đức ThánhTrần, Mẫu Liễu Hạnh) và những nhân vật lịch sử, những nhân thần có công vơínước đi liền với địa danh lịch sử như các ông Hoàng… Do đó, các giai điệu củacác giá hát cũng có những sắc thái riêng, gắn với câu chuyện kể về cuộc đơìcũng như cống hiến của những nhân vật có công lập làng, lập bản, dẹp giặc ngoạixâm, hấp dẫn người nghe.

Yêu thích rồi mơíbiết hát văn khó, đòi hỏi lắm công phu. Với mỗi cung văn, đòi hỏi vừa hát giỏi,vừa có thể chơi nhạc khí hay phải biết nhiều làn điệu để chuyển đổi linh hoạtcác bài hát cho phù hợp với hoạt cảnh biểu diễn. Những câu văn uyên bác, nhịpđiệu trầm bổng, tươi vui, hòa tấu cùng nhiều loại nhạc cụ dân tộc có một sứccuốn hút đến lạ thường với cậu thiếu niên trẻ khi đó. Quyết tâm tìm hiểu, sưutầm và học hỏi từ nhiều bậc thầy trong nghề, niềm đam mê với Chầu văn của anhXuyên càng ngày càng được bồi đắp thêm. Với anh, điều hạnh phúc nhất ở nghề đólà cảm nhận được nét tài hoa, tinh tế của cha ông gửi gắm qua từng lời văn,điệu múa, hướng con người tới cái tâm thiện trong cuộc sống.

Điều ghi nhận,trân trọng ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc ở anh Phạm Văn Xuyên đó là bên cạnhviệc sưu tầm các làn điệu cổ, anh cùng các thành viên trong CLB diễn xướng Châùvăn Thiên Phú còn tích cực sáng tác những điệu hát văn mới ca ngợi Đảng, BácHồ, tình yêu quê hương đất nước, đưa nghệ thuật hát văn ra khỏi khuôn khổ củanhững giá hầu đồng, đền, phủ và đến gần hơn với công chúng qua các sân khấu,hội diễn quần chúng. Đồng thời, anh luôn trăn trở tìm hướng bảo tồn và pháttriển hát Chầu văn cho thế hệ trẻ. “Để bảo lưu giá trị của nghệ thuật hát văn,cần đi sâu vào phong trào quần chúng. Hát văn ngày nay không chỉ bó hẹp trongnghi lễ hầu đồng, mà còn được coi như hình thức ca nhạc dân gian vui tươi, lànhmạnh. Âm nhạc Chầu văn có thể xem như hình thức diễn xướng dân gian là một nghệthuật tổng hợp, tinh tế. Do đó, với mỗi cung văn bên cạnh bảo tồn, diễn xướngthì việc “truyền nghề” cho thế hệ trẻ rất cần thiết” - Anh Phạm Văn Xuyên chiasẻ.

Không chỉ háthay, có vốn kiến thức dày về nghệ thuật hát văn, mà anh Xuyên còn chơi đượcnhiều nhạc cụ, đặc biệt biểu diễn đàn tranh rất tài ba. Hiện nay, ngôi nhà tạixã Quang Sơn của anh thường xuyên có các bạn trẻ tìm đến học hát văn và sử dụngcác loại nhạc cụ dân tộc. Không chỉ truyền lại những kinh nghiệm quý của mình,anh Xuyên còn truyền tải cho học viên niềm đam mê với hát văn, vì thế một cáchtự nhiên hát văn được bảo tồn và lưu giữ bởi những người rất trẻ nhưng có chungmột tâm huyết, tình yêu với nghệ thuật dân tộc. Năm 2012, cung văn Phạm VănXuyên đã huy động các cung văn ở thành phố Tam Điệp và một số cung văn ở cáchuyện, thành phố trong tỉnh có chung niềm đam mê đứng lên thành lập nên CLBdiễn xướng chầu văn Thiên Phú. Sau gần 10 năm hoạt động, CLB luôn duy trì hoạtđộng với 30 thành viên, thường xuyên gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinhnghiệm hát văn. Anh và các thành viên khác trong CLB đã đào tạo, truyền nghềcho hơn 10 học viên, là các bạn trẻ yêu môn nghệ thuật truyền thống này.

Với những đónggóp trong việc phát triển nghệ thuật hát Chầu văn, anh Phạm Văn Xuyên đã đạtnhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật quần chúng và nhiều phần thưởngdanh giá, như: Năm 2012, được Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực– nhân tài Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích bảo tồn và phát huy vănhóa hát xướng dân gian trong tín ngưỡng tâm linh Đạo Thánh Mẫu Việt Nam; năm2013 được nhận Bằng vinh danh của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật ViệtNam với những thành tích tham gia đóng góp cho lễ tri ân các Anh hùng, liệt sĩViệt Nam; năm 2013, anh cùng Đoàn nghệ thuật quần chúng thành phố Tam Điệp đượcSở Văn hóa, Thể thao tặng 2 huy chương Vàng và giấy chứng nhận dàn nhạc dân tộcxuất sắc tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình và nhiều giải thưởngkhác.

Bài, ảnh: Hồng Vân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nguoi-gop-phan-bao-ton-nghe-thuat-hat-chau-van-20191017025320338p3c23.htm