Người Hà Nội ép dầu lạc, vừng thủ công giá đắt gấp 3 lần để 'mua' sự yên tâm

Trước lo ngại thực phẩm giả, kém chất lượng, nhiều người dân ở Hà Nội chọn cách tự mua nguyên liệu mang đi ép lấy dầu ăn thủ công... bất chấp giá thành cao gấp nhiều lần so với dầu ăn sản xuất công nghiệp đóng chai.

 Lo lắng có thể sử dụng phải dầu ăn giả, không đảm bảo chất lượng khiến nhiều người dân ở thôn 2, xã Phúc Lộc, Hà Nội chọn cách mua lạc, vừng, đậu tương mang đến cơ sở của anh Kiều Trọng Hòa, thuê ép lấy những giọt dầu ăn tinh khiết để sử dụng trong gia đình. Dù giá thành mỗi lít dầu ăn tự làm có thể đắt gấp 3 lần dầu ăn công nghiệp sản xuất hàng loạt, nhiều người dân vẫn vui vẻ chấp nhận để "mua" sự an tâm cho sức khỏe, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lo lắng có thể sử dụng phải dầu ăn giả, không đảm bảo chất lượng khiến nhiều người dân ở thôn 2, xã Phúc Lộc, Hà Nội chọn cách mua lạc, vừng, đậu tương mang đến cơ sở của anh Kiều Trọng Hòa, thuê ép lấy những giọt dầu ăn tinh khiết để sử dụng trong gia đình. Dù giá thành mỗi lít dầu ăn tự làm có thể đắt gấp 3 lần dầu ăn công nghiệp sản xuất hàng loạt, nhiều người dân vẫn vui vẻ chấp nhận để "mua" sự an tâm cho sức khỏe, đảm bảo an toàn thực phẩm.

 Những ngày trung tuần tháng 7, cơ sở ép dầu ăn của anh Hòa luôn hoạt động hết công suất. Mỗi ngày, chủ cơ sở làm việc từ sáng sớm đến đêm khuya mới nghỉ, để phục vụ nhu cầu ép dầu ăn của người dân gần xa tìm tới.

Những ngày trung tuần tháng 7, cơ sở ép dầu ăn của anh Hòa luôn hoạt động hết công suất. Mỗi ngày, chủ cơ sở làm việc từ sáng sớm đến đêm khuya mới nghỉ, để phục vụ nhu cầu ép dầu ăn của người dân gần xa tìm tới.

 Bà Đoàn Thị Nhì (66 tuổi, ở Hà Nội) cho biết đã sử dụng dầu ép thủ công trong suốt 5 năm qua. “Tôi trồng được bao nhiêu hạt thì đem đi ép hết, không dùng dầu ăn mua ngoài. Khi hết nguyên liệu, tôi mua thêm hạt ở cửa hàng để làm". Bà Nhì cho hay dầu thành phẩm thường ép là loại đậu nành. Trung bình để ép được 1 lít dầu cần 8 kg hạt, với chi phí 260.000 đồng/lít. Dù giá thành cao hơn nhiều so với dầu ăn sản xuất công nghiệp, nhưng bà Nhì vẫn lựa chọn vì giúp bà an toàn cho sức khỏe gia đình.

Bà Đoàn Thị Nhì (66 tuổi, ở Hà Nội) cho biết đã sử dụng dầu ép thủ công trong suốt 5 năm qua. “Tôi trồng được bao nhiêu hạt thì đem đi ép hết, không dùng dầu ăn mua ngoài. Khi hết nguyên liệu, tôi mua thêm hạt ở cửa hàng để làm". Bà Nhì cho hay dầu thành phẩm thường ép là loại đậu nành. Trung bình để ép được 1 lít dầu cần 8 kg hạt, với chi phí 260.000 đồng/lít. Dù giá thành cao hơn nhiều so với dầu ăn sản xuất công nghiệp, nhưng bà Nhì vẫn lựa chọn vì giúp bà an toàn cho sức khỏe gia đình.

 Anh Hòa gắn bó với nghề ép dầu thủ công hơn 10 năm nay. Chiếc máy ép dầu hiện tại được anh đầu tư với giá khoảng 150 triệu đồng, phục vụ nhu cầu ép dầu từ các loại hạt như lạc, vừng, đậu tương cho người dân trong vùng. Theo anh Hòa, những ngày gần đây, lượng khách đến cơ sở tăng đột biến sau khi thông tin lực lượng công an triệt phá đường dây mua bán dầu ăn giả, biến dầu ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.

Anh Hòa gắn bó với nghề ép dầu thủ công hơn 10 năm nay. Chiếc máy ép dầu hiện tại được anh đầu tư với giá khoảng 150 triệu đồng, phục vụ nhu cầu ép dầu từ các loại hạt như lạc, vừng, đậu tương cho người dân trong vùng. Theo anh Hòa, những ngày gần đây, lượng khách đến cơ sở tăng đột biến sau khi thông tin lực lượng công an triệt phá đường dây mua bán dầu ăn giả, biến dầu ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người.

 Để ép được 1 lít dầu lạc nguyên chất cần khoảng 2 kg lạc nhân, trong khi 8 kg đậu tương mới cho ra được 1 lít dầu. Hiện tại, dầu lạc có giá 150.000 đồng/lít, còn dầu đậu nành được bán với giá 260.000 đồng/lít, cao gần gấp 3 lần so với dầu ăn sản xuất công nghiệp, nhưng vẫn được nhiều người tin dùng, ưa chuộng, làm quà biếu hoặc gửi cho người thân ở xa.

Để ép được 1 lít dầu lạc nguyên chất cần khoảng 2 kg lạc nhân, trong khi 8 kg đậu tương mới cho ra được 1 lít dầu. Hiện tại, dầu lạc có giá 150.000 đồng/lít, còn dầu đậu nành được bán với giá 260.000 đồng/lít, cao gần gấp 3 lần so với dầu ăn sản xuất công nghiệp, nhưng vẫn được nhiều người tin dùng, ưa chuộng, làm quà biếu hoặc gửi cho người thân ở xa.

 Để dầu ép tự nhiên ngon và thơm, chủ cơ sở nói phải chọn nguyên liệu tỉ mỉ, loại bỏ hạt mốc, hư hỏng... Sau khi ép xong, dầu thô được cho vào máy lọc khí nén để cho ra dầu thành phẩm không lẫn tạp chất.

Để dầu ép tự nhiên ngon và thơm, chủ cơ sở nói phải chọn nguyên liệu tỉ mỉ, loại bỏ hạt mốc, hư hỏng... Sau khi ép xong, dầu thô được cho vào máy lọc khí nén để cho ra dầu thành phẩm không lẫn tạp chất.

 Khách hàng có thể lựa chọn tự mang nguyên liệu đến thuê làm, hoặc mua trực tiếp tại cơ sở của anh Hòa để ép. Ngoài khách quen thường xuyên đến cửa hàng, còn có khách ở các xã lân cận, hoặc từ Lào Cai, Hải Phòng cũng thường xuyên đặt làm, nhờ chuyển phát nhanh. Mỗi lít dầu thành phẩm, anh Hòa lấy tiền công 10.000 đồng. Mỗi ngày làm việc cật lực, anh ép được từ 150 đến 200 lít dầu, thu về hàng triệu đồng.

Khách hàng có thể lựa chọn tự mang nguyên liệu đến thuê làm, hoặc mua trực tiếp tại cơ sở của anh Hòa để ép. Ngoài khách quen thường xuyên đến cửa hàng, còn có khách ở các xã lân cận, hoặc từ Lào Cai, Hải Phòng cũng thường xuyên đặt làm, nhờ chuyển phát nhanh. Mỗi lít dầu thành phẩm, anh Hòa lấy tiền công 10.000 đồng. Mỗi ngày làm việc cật lực, anh ép được từ 150 đến 200 lít dầu, thu về hàng triệu đồng.

 Những giọt dầu vàng óng, tinh khiết được chắt lọc qua nhiều công đoạn ép và lọc kỹ càng. Sản phẩm ra nhận được sự hài lòng của khách hàng.

Những giọt dầu vàng óng, tinh khiết được chắt lọc qua nhiều công đoạn ép và lọc kỹ càng. Sản phẩm ra nhận được sự hài lòng của khách hàng.

 Bà Nguyễn Thị Hoa (ở Hà Nội) chia sẻ việc sợ sử dụng phải dầu ăn giả, không đảm bảo chất lượng nên bà quyết định chi hàng triệu đồng mua lạc, vừng mang đến cơ sở ép dầu để dùng. Theo bà, dù giá dầu ép thủ công giá thành cao, nhưng đổi lại bà an tâm. “Tôi tận mắt thấy từng mẻ dầu được ép ra từ nguyên liệu sạch, không hóa chất, không pha tạp. Dầu thơm, trong, ăn vào khác hẳn”, bà Hoa chia sẻ thêm.

Bà Nguyễn Thị Hoa (ở Hà Nội) chia sẻ việc sợ sử dụng phải dầu ăn giả, không đảm bảo chất lượng nên bà quyết định chi hàng triệu đồng mua lạc, vừng mang đến cơ sở ép dầu để dùng. Theo bà, dù giá dầu ép thủ công giá thành cao, nhưng đổi lại bà an tâm. “Tôi tận mắt thấy từng mẻ dầu được ép ra từ nguyên liệu sạch, không hóa chất, không pha tạp. Dầu thơm, trong, ăn vào khác hẳn”, bà Hoa chia sẻ thêm.

 Nhiều người dân kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ tại cơ sở của anh Hòa để sở hữu những chai dầu tinh khiết. Họ nói đây là lựa chọn an toàn giữa nỗi lo dầu ăn không đảm bảo chất lượng, trôi nổi ngoài thị trường.

Nhiều người dân kiên nhẫn chờ đợi hàng giờ tại cơ sở của anh Hòa để sở hữu những chai dầu tinh khiết. Họ nói đây là lựa chọn an toàn giữa nỗi lo dầu ăn không đảm bảo chất lượng, trôi nổi ngoài thị trường.

 Ngoài ép dầu ăn, cơ sở sản xuất của anh Hòa còn ép dầu gấc. Theo ghi nhận từ cơ sở sản xuất, giá dầu gấc nguyên chất hiện dao động khoảng 1,7 triệu đồng/lít, trong khi dầu gấc phối trộn với đậu nành có giá 600.000 đồng/lít; dầu gấc kết hợp với lạc được bán ở mức 200.000 đồng/lít.

Ngoài ép dầu ăn, cơ sở sản xuất của anh Hòa còn ép dầu gấc. Theo ghi nhận từ cơ sở sản xuất, giá dầu gấc nguyên chất hiện dao động khoảng 1,7 triệu đồng/lít, trong khi dầu gấc phối trộn với đậu nành có giá 600.000 đồng/lít; dầu gấc kết hợp với lạc được bán ở mức 200.000 đồng/lít.

 Bã ép được tận dụng làm thức ăn cho gà, lợn. Nếu khách không lấy, anh Hòa miễn phí công ép; bã anh bán lại cho cơ sở chăn nuôi với giá 6.000 đồng/kg.

Bã ép được tận dụng làm thức ăn cho gà, lợn. Nếu khách không lấy, anh Hòa miễn phí công ép; bã anh bán lại cho cơ sở chăn nuôi với giá 6.000 đồng/kg.

Quỳnh An

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/nguoi-ha-noi-ep-dau-lac-vung-thu-cong-gia-dat-gap-3-lan-de-mua-su-yen-tam-post187585.html