Người Hà Nội hào hứng trải nghiệm xe đạp công cộng

Sáng 11/8, hàng chục phương tiện thuộc dự án xe đạp công cộng Hà Nội đã xuống đường, chuẩn bị vận hành phục vụ người dân.

 Xe đạp công cộng Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện trên đường sáng 11/8. Được biết, xe đạp công cộng đầu tiên được đưa vào hoạt động thử nghiệm tại 78 vị trí trên địa bàn 6 quận bắt đầu từ hai điểm Công viên Lênin và vườn hoa 19-8. Tại mỗi điểm, Tập đoàn Trí Nam bố trí 10-20 xe cho khách hàng chạy trải nghiệm.

Xe đạp công cộng Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện trên đường sáng 11/8. Được biết, xe đạp công cộng đầu tiên được đưa vào hoạt động thử nghiệm tại 78 vị trí trên địa bàn 6 quận bắt đầu từ hai điểm Công viên Lênin và vườn hoa 19-8. Tại mỗi điểm, Tập đoàn Trí Nam bố trí 10-20 xe cho khách hàng chạy trải nghiệm.

 Khách tham quan và tải ứng dụng để chuẩn bị trải nghiệm xe đạp công cộng tại Thủ đô.

Khách tham quan và tải ứng dụng để chuẩn bị trải nghiệm xe đạp công cộng tại Thủ đô.

 Thông tin với PV Tiền Phong ngày 11/8, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, xe đạp công cộng Hà Nội nằm trong dự án “Xe đạp đô thị” được UBND thành phố Hà Nội giao Sở GTVT Cty Tập đoàn Trí Nam (nhà đầu tư) thực hiện. Dự án có mục tiêu đa dạng hóa loại hình phương tiện vận tải hành khách thân thiện môi trường, kết nối giữa nhà ga xe buýt, nhà ga đường sắt đô thị.

Thông tin với PV Tiền Phong ngày 11/8, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, xe đạp công cộng Hà Nội nằm trong dự án “Xe đạp đô thị” được UBND thành phố Hà Nội giao Sở GTVT Cty Tập đoàn Trí Nam (nhà đầu tư) thực hiện. Dự án có mục tiêu đa dạng hóa loại hình phương tiện vận tải hành khách thân thiện môi trường, kết nối giữa nhà ga xe buýt, nhà ga đường sắt đô thị.

 Còn ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Cty Tập đoàn Trí Nam (nhà đầu tư dự án), cho biết, sau hơn 2 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó có xây dựng các điểm dừng đỗ, từ sáng 11/8, xe đạp công cộng Hà Nội bắt đầu xuống đường để chuẩn bị lăn bánh dịp Quốc khánh 2/9.

Còn ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Cty Tập đoàn Trí Nam (nhà đầu tư dự án), cho biết, sau hơn 2 năm chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó có xây dựng các điểm dừng đỗ, từ sáng 11/8, xe đạp công cộng Hà Nội bắt đầu xuống đường để chuẩn bị lăn bánh dịp Quốc khánh 2/9.

 Hiện đơn vị vừa hoàn thành việc nhập khoảng 100 xe đạp (đợt 1) về để triển khai dự án xe đạp công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xe đạp sử dụng loại gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở khóa thông qua kết nối mạng 2G, 3G, 4G, bluetooth trên di động.

Hiện đơn vị vừa hoàn thành việc nhập khoảng 100 xe đạp (đợt 1) về để triển khai dự án xe đạp công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xe đạp sử dụng loại gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở khóa thông qua kết nối mạng 2G, 3G, 4G, bluetooth trên di động.

 Theo kế hoạch từ sáng 11/8, đơn vị sẽ từng bước đưa các xe đạp trong dự án đến các điểm dừng đỗ tại khu vực nội thành để “test” kỹ thuật vận hành.

Theo kế hoạch từ sáng 11/8, đơn vị sẽ từng bước đưa các xe đạp trong dự án đến các điểm dừng đỗ tại khu vực nội thành để “test” kỹ thuật vận hành.

 Theo lãnh đạo Cty Tập đoàn Trí Nam có 79 điểm dừng đỗ tại các quận trung tâm trong đó có Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng có xe đạp công cộng hoạt động dịp 2/9 năm nay.

Theo lãnh đạo Cty Tập đoàn Trí Nam có 79 điểm dừng đỗ tại các quận trung tâm trong đó có Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng có xe đạp công cộng hoạt động dịp 2/9 năm nay.

 Người dùng cài đặt ứng dụng TNGO về điện thoại rồi đăng ký và đăng nhập tài khoản bằng số điện thoại. Có thể nạp tiền vào tài khoản thông qua các cổng thanh toán Momo, ZaloPay, VTCPay.

Người dùng cài đặt ứng dụng TNGO về điện thoại rồi đăng ký và đăng nhập tài khoản bằng số điện thoại. Có thể nạp tiền vào tài khoản thông qua các cổng thanh toán Momo, ZaloPay, VTCPay.

 Trong ngày 11/8, có các điểm dừng đỗ như vườn hoa 19/8 (Hoàn Kiếm); Công viên Lê-nin (Ba Đình) xe đạp công cộng Hà Nội xuất hiện để khớp nối kỹ thuật, cho khách tham quan được đi trải nghiệm.

Trong ngày 11/8, có các điểm dừng đỗ như vườn hoa 19/8 (Hoàn Kiếm); Công viên Lê-nin (Ba Đình) xe đạp công cộng Hà Nội xuất hiện để khớp nối kỹ thuật, cho khách tham quan được đi trải nghiệm.

 Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Trí Nam - đại diện chủ đầu tư cho biết sẽ cung cấp 600 xe đạp (500 xe đạp cơ, 100 xe đạp điện) trên địa bàn 6 quận thí điểm giai đoạn 1 gồm: Ba Đình, Đống Đa, Tây hồ, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng. Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng với xe đạp thường, 10.000 đồng với xe đạp điện; phí thuê xe cả ngày với hai loại xe lần lượt 60.000 và 120.000 đồng. Trong ảnh: Bản đồ tích hợp trong ứng dụng TNGO cho phép người dùng dễ dàng nhìn thấy những điểm đặt xe đạp công cộng, đồng thời cũng có chức năng chỉ đường như bản đồ bình thường.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Trí Nam - đại diện chủ đầu tư cho biết sẽ cung cấp 600 xe đạp (500 xe đạp cơ, 100 xe đạp điện) trên địa bàn 6 quận thí điểm giai đoạn 1 gồm: Ba Đình, Đống Đa, Tây hồ, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng. Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng với xe đạp thường, 10.000 đồng với xe đạp điện; phí thuê xe cả ngày với hai loại xe lần lượt 60.000 và 120.000 đồng. Trong ảnh: Bản đồ tích hợp trong ứng dụng TNGO cho phép người dùng dễ dàng nhìn thấy những điểm đặt xe đạp công cộng, đồng thời cũng có chức năng chỉ đường như bản đồ bình thường.

 Bạn Khánh Huyền (Ba Đình) chia sẻ: "Sau khi trải nghiệm thử tôi cảm thấy dịch vụ này khá hay và cần được nhân rộng. Đi xe đạp không chỉ giúp bảo vệ môi trường sống mà chúng ta còn có thể rèn luyện sức khỏe. Hơn thế nữa, những vị trí đặt xe đều rất gần các địa điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội, du khách thay vì ngồi trên taxi thì có thể đi dạo phố bằng xe đạp để có được trải nghiệm chân thực hơn về nhịp sống thủ đô."

Bạn Khánh Huyền (Ba Đình) chia sẻ: "Sau khi trải nghiệm thử tôi cảm thấy dịch vụ này khá hay và cần được nhân rộng. Đi xe đạp không chỉ giúp bảo vệ môi trường sống mà chúng ta còn có thể rèn luyện sức khỏe. Hơn thế nữa, những vị trí đặt xe đều rất gần các địa điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội, du khách thay vì ngồi trên taxi thì có thể đi dạo phố bằng xe đạp để có được trải nghiệm chân thực hơn về nhịp sống thủ đô."

 Sáng cùng ngày, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ban ngành có liên quan chấp thuận việc triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn Thành phố theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải; giao sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Hoàn Kiếm căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao hướng dẫn Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam tổ chức lễ khai trương dịch vụ xe đạp đô thị theo quy định; đề nghị Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đúng chỉ đạo, đồng thời có văn bản cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải.

Sáng cùng ngày, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ban ngành có liên quan chấp thuận việc triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn Thành phố theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải; giao sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Hoàn Kiếm căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao hướng dẫn Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam tổ chức lễ khai trương dịch vụ xe đạp đô thị theo quy định; đề nghị Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đúng chỉ đạo, đồng thời có văn bản cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải.

Xe đạp công cộng Hà Nội nằm trong dự án “Xe đạp đô thị” được UBND thành phố Hà Nội giao Sở GTVT Cty Tập đoàn Trí Nam thực hiện. Dự án có mục tiêu đa dạng hóa loại hình phương tiện vận tải hành khách thân thiện môi trường, kết nối giữa nhà ga xe buýt, nhà ga đường sắt đô thị.

Dự án được triển khai theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1, thực hiện thí điểm 1 năm; ở giai đoạn này đơn vị thực hiện dự án sẽ đầu tư khoảng 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống (xe đạp cơ) và 500 xe đạp điện. Số xe này sẽ được bố trí tại 80 đến 100 điểm/ vị trí dừng đỗ tại các quận nội đô.

Giai đoạn 2, tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm khác và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát và lựa cụ thể.

Kinh phí đầu tư được thực hiện theo hình thức xã hội hóa - doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư phương tiện, quản lý, hoàn vốn qua thu phí; thành phố Hà Nội bố trí các điểm dừng đỗ, tổ chức giao thông.

Nhóm Phóng viên

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nguoi-ha-noi-hao-hung-trai-nghiem-xe-dap-cong-cong-post1559534.tpo