Người Hà Nội tất bật đi chợ mua sắm đón Tết Đoan Ngọ

Sáng 3/6 (mùng 5 tháng 5 Âm lịch), người dân Hà Nội tất bật đi chợ sớm, chuẩn bị rượu nếp, hoa quả, bánh gio… để làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Ghi nhận sáng 3/6, tại chợ Quang (Thanh Liệt) người dân tất bật đi chợ sớm để chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết giết sâu bọ).

Ghi nhận sáng 3/6, tại chợ Quang (Thanh Liệt) người dân tất bật đi chợ sớm để chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết giết sâu bọ).

Rượu nếp là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ nên được bày bán rất nhiều, có giá 15.000 đồng/cốc.

Rượu nếp là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ nên được bày bán rất nhiều, có giá 15.000 đồng/cốc.

Rượu nếp có 2 loại truyền thống và nếp cẩm.

Rượu nếp có 2 loại truyền thống và nếp cẩm.

Chị Nguyễn Hương Loan, tiểu thương cho biết để chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ, gia đình chị đã làm 20kg rượu nếp để bán.

Chị Nguyễn Hương Loan, tiểu thương cho biết để chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ, gia đình chị đã làm 20kg rượu nếp để bán.

Rượu nếp thường được đựng trong chậu, đậy lá sen sau đó sẽ chia ra từng cốc.

Rượu nếp thường được đựng trong chậu, đậy lá sen sau đó sẽ chia ra từng cốc.

Cùng với rượu nếp, bánh gio cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Cùng với rượu nếp, bánh gio cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Đây là bánh được làm bằng gạo nếp và nước gio của nhiều loại cây. Bánh thường được bán kèm cùng với mật.

Đây là bánh được làm bằng gạo nếp và nước gio của nhiều loại cây. Bánh thường được bán kèm cùng với mật.

Ngoài rượu nếp và bánh gio, mận và vải là loại quả thường được người dân mua sắm trong Tết diệt sâu bọ.

Ngoài rượu nếp và bánh gio, mận và vải là loại quả thường được người dân mua sắm trong Tết diệt sâu bọ.

Một trong những món ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu trên mâm cỗ của người Việt, chính là món vịt quay hay món vịt luộc. Vì vậy vào ngày này, vịt được bán rất nhiều.

Một trong những món ăn vào ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu trên mâm cỗ của người Việt, chính là món vịt quay hay món vịt luộc. Vì vậy vào ngày này, vịt được bán rất nhiều.

Sở dĩ thịt vịt góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ là bởi tháng 5 là lúc thịt vịt ngon, thơm và béo múp. Loại thực phẩm này có tính hàn vì thế rất hợp ăn trong những ngày hè nóng bức.

Sở dĩ thịt vịt góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ là bởi tháng 5 là lúc thịt vịt ngon, thơm và béo múp. Loại thực phẩm này có tính hàn vì thế rất hợp ăn trong những ngày hè nóng bức.

Mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu rượu nếp, hoa quả như mận, vải. Sau khi thụ lộc, con cháu ngủ dậy đều ăn rượu nếp, hoa quả, như vậy gọi là giết sâu bọ.

Mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu rượu nếp, hoa quả như mận, vải. Sau khi thụ lộc, con cháu ngủ dậy đều ăn rượu nếp, hoa quả, như vậy gọi là giết sâu bọ.

Khánh Chi

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nguoi-ha-noi-tat-bat-di-cho-mua-sam-don-tet-doan-ngo-post506569.antd