Người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý những gì khi thời tiết thay đổi?

Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều người mắc bệnh xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu. Phải làm gì để hạn chế các cơn đau khớp?

Vì sao thời tiết thay đổi thì khớp lại đau?

Bệnh khớp phổ biến là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống…

Bệnh khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển thấp. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp. Khi áp suất khí quyển hoặc nhiệt độ tăng hoặc giảm, chất lượng dịch khớp cũng thay đổi, phản ứng của các mô xung quanh khớp với nhiều quá trình lý hóa phức tạp, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp.

Thời tiết thay đổi thất thường, nhiều người mắc bệnh xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu.

Thời tiết thay đổi thất thường, nhiều người mắc bệnh xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu.

Không những thế, tiết trời thay đổi còn làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến bệnh nhân càng khó chịu đựng tình trạng đau khớp. Bệnh gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương.

Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn. Triệu chứng đau khớp có biểu hiện rất đa dạng như khớp đầu gối, cổ tay và ngón tay bị sưng vù, đỏ ửng, tê cứng và đau buốt. Đầu gối nhức nhối, chân tay bị cứng lại, co duỗi rất khó khăn.

Với những người bị thoái hóa khớp, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường biểu hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ… Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp mà nguyên nhân chủ yếu là do lớp sụn khớp bị tổn thương, bào mòn dần. Khi phần sụn bao bọc các đầu xương bị hủy hoại, chức năng bảo vệ khớp cũng dần mất đi và làm lộ ra phần đầu xương dưới sụn. Lúc vận động, hai đầu xương cọ vào nhau, người bệnh sẽ có cảm giác lạo xạo và đau đớn

Giảm cơn đau khớp khi chuyển mùa bằng cách nào?

Để đối phó với các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi, người bệnh khớp nên thực hiện các biện pháp sau:

Giảm đau bằng vật lý trị liệu. Việc tập luyện khớp mỗi ngày là rất cần thiết, tuy nhiên, phải tránh các môn thể thao đối kháng. Người bệnh khớp nên tập Plank là bài tập liên quan đến duy trì sức mạnh cơ bắp giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp hay Thái cực quyền có động tác chậm, nhẹ nhàng hơn yoga, giúp giảm độ cứng và đau của viêm xương khớp.
Nếu làm việc văn phòng, nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, đứng lên khoảng 5 - 10 phút để tránh mỏi khớp.

Bệnh xương khớp gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương.

Bệnh xương khớp gây cản trở khả năng đi lại và làm xuất hiện những cơn đau đớn dai dẳng tại các khớp xương.

Người bệnh nên giữ ấm các khớp ngay khi thời tiết sắp sửa thay đổi. Khi bị đau, có thể áp dụng các biện pháp như xoa bóp khớp, co duỗi nhẹ nhàng, chườm nóng.
Tránh bê vác nặng làm khớp thêm tổn thương và giảm cân (nếu béo phì) để hạn chế áp lực lên khớp.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau mà cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp để điều trị đúng cách.
Có chế độ dinh dưỡng hợ lý, khoa học. Người bệnh nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C. Ăn các thực phẩm như đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, các loại rau màu xanh xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ...
Hạn chế ăn một số loại thực phẩm như đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có chứa chất bảo quản.
Đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng.

Ăn cá hay thịt tốt hơn | SKĐS

BS Nguyễn Thanh Thúy

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-benh-xuong-khop-can-luu-y-nhung-gi-khi-thoi-tiet-thay-doi-169230322114045904.htm