Người mập hay ốm dễ bị cao huyết áp?

Có rất nhiều yếu tố chi phối dẫn đến tình trạng bệnh lý tăng huyết áp, cũng giống như những mảnh ghép trên một bức tranh. Những yếu tố đó là gì?

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu trong động mạch cao hơn bình thường, trên mức 180/ 110mmHg. Tuy nhiên, các triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện ở trong trường hợp huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ. Chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở nên ác tính, thì lúc đó mới thấy xuất hiện những cơn đau đầu. Đa số người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Quan niệm người mập dễ bị cao huyết áp cũng chưa chính xác.

Theo bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Phòng khám Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Nguyễn Ảnh Thủ, việc thể trạng ốm hay mập không phải là yếu tố then chốt dẫn đến mắc bệnh lý tăng huyết áp (cao huyết áp). Có rất nhiều yếu tố chi phối dẫn đến tình trạng bệnh lý tăng huyết áp, cũng giống như những mảnh ghép trên một bức tranh. Những yếu tố đó là gì?

 Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Phòng khám Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc Hệ Thống Y Tế 315)

Bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Phòng khám Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc Hệ Thống Y Tế 315)

Những nguyên nhân dễ làm tăng huyết áp

Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh lý tăng huyết áp. Nếu bạn có cha,mẹ hoặc người thân ruột thịt mắc tăng huyết áp, bạn đã có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn so với người bình thường.

Căng thẳng và lo âu: Stress, căng thẳng liên tục liên tục có thể làm tăng huyết áp.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống kém lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, dầu mỡ chiên xào, đặc biệt là ăn muối mặn, đó là các yếu tố nguy cơ vô cùng lớn dẫn đến hình thành bệnh lý tăng huyết áp.

Hoạt động thể chất: Thiếu hoạt động thể chất làm giảm độ linh hoạt của mạch máu cũng như sức khỏe tim mạch, đều là nguy cơ của bệnh lý tăng huyết áp bệnh lý liên quan: Một số người có các bệnh lý đặc thù liên quan , dễ dẫn đến tăng huyết áp như: cường giáp, bệnh thận mãn tính, hoặc các vấn đề về hormone.

Còn lại một số nguyên nhân cũng góp phần gây ra tăng huyết áp khi tuổi càng cao sẽ càng dễ bị tăng huyết áp, đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu. Khi huyết áp tâm thu tăng sẽ làm động mạch trở nên cứng hơn, đây là nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch. Nên đối với người cao tuổi, việc quan tâm đến tim mạch, huyết áp nên thường xuyên hơn.

 Gần 52% người bị tăng huyết áp mà không hề biết

Gần 52% người bị tăng huyết áp mà không hề biết

Dinh dư cỡng cho người thừa cân khi bị tăng huyết áp

Đối với người cao huyết áp, bác sĩ CK1 Nguyễn Hoàng Lộc - Phòng khám Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc Hệ Thống Y Tế 315) tư vấn chế độ dinh dưỡng như sau:

Kiểm soát cân nặng: Bảo đảm rằng khẩu phần ăn không vượt quá nhu cầu calo hằng ngày để duy trì hoặc giảm cân. Đây là yếu tố then chốt giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp cũng như cải thiện khả năng điều trị nếu đang phải uống thuốc huyết áp.

Chọn thực phẩm ít béo và ít đường: Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đường và đồ ngọt.

Ăn đủ chất xơ: Chọn các loại ngũ cốc nguyên cám, rau củ, trái cây giàu chất xơ để cải thiện tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.

Tăng cường hoạt động thể chất: Kết hợp ăn uống với việc tập luyện thường xuyên ít nhất 30 phút mổi ngày, để cải thiện sức khỏe tổng thể. Việc tập thể dục với cường độ phù hợp và đều đặn, bản thân nó cũng đã giúp giảm huyết áp.

Đối với người cao huyết áp, nếu thấy có những dấu hiệu sau, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay đừng để trở thành biến chứng nặng: Cơn đau ngực đột ngột; Khó thở, hoa mắt, chóng mặt; Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân; Tê hoặc yếu một bên cơ thể, hoặc nói đớ; Giảm thị lực hoặc thay đổi thị lực đột ngột.

 Tim Mạch - Tiểu Đường 315: Nơi sức khỏe được nâng niu, nơi an tâm bắt đầu!

Tim Mạch - Tiểu Đường 315: Nơi sức khỏe được nâng niu, nơi an tâm bắt đầu!

Người cao huyết áp có phải dùng thuốc suốt đời không?

Việc dùng thuốc như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý tăng huyết áp của từng bệnh nhân. Một số bệnh nhân cần phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát huyết áp, đặc biệt nếu bệnh lý của họ là mạn tính hoặc không thể kiểm soát bằng lối sống. Tuy nhiên, ngược lại, một số người có thể giảm thuốc để liều lượng tối thiểu khi huyết áp được kiểm soát tốt qua chế độ ăn uống, ý chí tập luyện, và thay đổi lối sống của chính bản thân họ.

Điều trị tăng huyết áp là một quá trình liên tục, yêu cầu theo dõi và điều chỉnh thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Việt Hoa - Thịnh Đức

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/nguoi-map-hay-om-de-bi-cao-huyet-ap-177303.html