Người nuôi tôm thu tiền triệu mỗi ngày nhờ khai thác rong câu chỉ vàng

Người dân ở vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau kiếm thêm thu nhập nhờ nuôi rong câu chỉ vàng để bán lại cho thương lái.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với hơn 303.300ha. Trong vuông tôm thường có nhiều loại rong như: rong nhớt, rong mền, rong đá, rong câu chỉ vàng...

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với hơn 303.300ha. Trong vuông tôm thường có nhiều loại rong như: rong nhớt, rong mền, rong đá, rong câu chỉ vàng...

Ông Nguyễn Văn Lũy (ngụ xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) chia sẻ, trước đây, người nuôi tôm thường vớt rong đem bỏ hoặc dùng thuốc diệt rong, nhằm tăng lượng oxy, giúp tôm nuôi phát triển, hạn chế nước bị thối ảnh hưởng đến tôm nuôi.

Ông Nguyễn Văn Lũy (ngụ xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) chia sẻ, trước đây, người nuôi tôm thường vớt rong đem bỏ hoặc dùng thuốc diệt rong, nhằm tăng lượng oxy, giúp tôm nuôi phát triển, hạn chế nước bị thối ảnh hưởng đến tôm nuôi.

"Tuy nhiên, vài năm gần đây, thương lái thu mua rong câu chỉ vàng để chế biến thức ăn cho gia súc hoặc để xử lý nước trong các đầm nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao tuần hoàn khép kín. Từ đó, góp phần cải thiện thu nhập đáng kể cho gia đình, mỗi ngày thu nhập 1-2 triệu đồng từ vớt rong câu chỉ vàng để bán", ông Lũy chia sẻ.

"Tuy nhiên, vài năm gần đây, thương lái thu mua rong câu chỉ vàng để chế biến thức ăn cho gia súc hoặc để xử lý nước trong các đầm nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao tuần hoàn khép kín. Từ đó, góp phần cải thiện thu nhập đáng kể cho gia đình, mỗi ngày thu nhập 1-2 triệu đồng từ vớt rong câu chỉ vàng để bán", ông Lũy chia sẻ.

Ông Lý Văn Liệt (ngụ xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) chia sẻ, rong câu chỉ vàng xuất hiện nhiều ở các vuông tôm theo mùa từ tháng 5 Âm lịch năm trước đến tháng 3 Âm lịch năm sau.

Ông Lý Văn Liệt (ngụ xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) chia sẻ, rong câu chỉ vàng xuất hiện nhiều ở các vuông tôm theo mùa từ tháng 5 Âm lịch năm trước đến tháng 3 Âm lịch năm sau.

“Sản phẩm rong tươi đang được rất nhiều người ưa nuôi tôm công nghệ cao sử dụng để lọc nước trong hệ thống tuần hoàn. Sản phẩm rong khô thường được phơi và sơ chế làm thức ăn cho gia súc. Mỗi ngày, tôi cùng với những vài người bà con có thể vớt được hơn ba tấn rong. Rong tươi được thương lái thu mua tại ruộng 1.000 đồng/kg, rong phơi khô bán với giá từ 5.000-6.000 đồng/kg”, ông Liệt chia sẻ thêm.

“Sản phẩm rong tươi đang được rất nhiều người ưa nuôi tôm công nghệ cao sử dụng để lọc nước trong hệ thống tuần hoàn. Sản phẩm rong khô thường được phơi và sơ chế làm thức ăn cho gia súc. Mỗi ngày, tôi cùng với những vài người bà con có thể vớt được hơn ba tấn rong. Rong tươi được thương lái thu mua tại ruộng 1.000 đồng/kg, rong phơi khô bán với giá từ 5.000-6.000 đồng/kg”, ông Liệt chia sẻ thêm.

Thạc sĩ Lê Thanh Ðăng, cán bộ nuôi trồng thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðầm Dơi được xem là người tiên phong trong phát triển rong câu chỉ vàng trong vuông tôm.

Thạc sĩ Lê Thanh Ðăng, cán bộ nuôi trồng thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðầm Dơi được xem là người tiên phong trong phát triển rong câu chỉ vàng trong vuông tôm.

Theo chị Huỳnh Bé Đầm, thương lái chuyên thu mua rong câu ở Cà Mau: "Vuông nào có nhiều rong, người dân sẽ gọi mình lại để người bán. Rong này, nhiều người thấy nó cũng phù hợp cho tôm, cá phát triển, bán cũng có tiền nên chủ động trồng để bán lại cho thương lái".

Theo chị Huỳnh Bé Đầm, thương lái chuyên thu mua rong câu ở Cà Mau: "Vuông nào có nhiều rong, người dân sẽ gọi mình lại để người bán. Rong này, nhiều người thấy nó cũng phù hợp cho tôm, cá phát triển, bán cũng có tiền nên chủ động trồng để bán lại cho thương lái".

Thạc sĩ Lê Thanh Đăng từng là chủ nhiệm Dự án "Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng" trên địa bàn huyện Ðầm Dơi, thực hiện từ năm 2021 - 2022.

Thạc sĩ Lê Thanh Đăng từng là chủ nhiệm Dự án "Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng" trên địa bàn huyện Ðầm Dơi, thực hiện từ năm 2021 - 2022.

Kết quả dự án cho thấy hiệu quả trên cùng diện tích đất nâng 20% so với trước đây. Cũng từ đó, ông cùng vợ mình đi khắp nơi trên địa bàn huyện Đầm Dơi hướng dẫn người dân gây nuôi và thu mua rong câu cho người dân.

Kết quả dự án cho thấy hiệu quả trên cùng diện tích đất nâng 20% so với trước đây. Cũng từ đó, ông cùng vợ mình đi khắp nơi trên địa bàn huyện Đầm Dơi hướng dẫn người dân gây nuôi và thu mua rong câu cho người dân.

Ông Đăng chia sẻ: "Hiện nay, trên cơ sở dự án là thu từ vuông quảng canh, rong có chức năng hấp thu khí độc và dinh dưỡng nên sử dụng làm hệ thống lọc cho tôm siêu thâm canh, sơ chế cho làm thức ăn… rong trồng với mức độ vừa phải từ 20 - 30% trong vuông là tốt cho mô hình nuôi tôm quảng canh, rong phát triển từ 30 - 40 ngày sẽ tàn và phát triển mới".

Ông Đăng chia sẻ: "Hiện nay, trên cơ sở dự án là thu từ vuông quảng canh, rong có chức năng hấp thu khí độc và dinh dưỡng nên sử dụng làm hệ thống lọc cho tôm siêu thâm canh, sơ chế cho làm thức ăn… rong trồng với mức độ vừa phải từ 20 - 30% trong vuông là tốt cho mô hình nuôi tôm quảng canh, rong phát triển từ 30 - 40 ngày sẽ tàn và phát triển mới".

Hiện nay trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã có hơn 100 hộ với hơn 100ha vuông tôm có rong câu bán hằng ngày cho thương lái, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã có hơn 100 hộ với hơn 100ha vuông tôm có rong câu bán hằng ngày cho thương lái, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Gia Minh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/nguoi-nuoi-tom-thu-tien-trieu-moi-ngay-nho-khai-thac-rong-cau-chi-vang-192240628155032832.htm