Người phụ nữ hơn 20 năm thầm lặng gìn giữ nơi ở đầu tiên của Bác Hồ tại Hà Nội

Từ khi về làm dâu nhà cụ Nguyễn Thị An (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), nhà cụ An là nơi ở đầu tiên của Bác Hồ sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội để chuẩn bị cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập, chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1964) đã lặng lẽ góp phần lưu giữ và tham gia bảo tồn những hiện vật tại ngôi nhà lịch sử này.

 Chị Nguyễn Thị Hoa (56 tuổi) lau trước sập gỗ nơi Bác Hồ đã nằm nghỉ từ ngày 23-25/8/1945.

Chị Nguyễn Thị Hoa (56 tuổi) lau trước sập gỗ nơi Bác Hồ đã nằm nghỉ từ ngày 23-25/8/1945.

Căn nhà của cụ Nguyễn Thị An (1896 - 2000), cơ sở cách mạng thời kỳ 1941 - 1945 ở làng Phú Gia (nay thuộc phường Phú Thượng) là nơi đầu tiên Bác Hồ cùng đoàn cán bộ ở sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23-25/8/1945.

Căn nhà của cụ Nguyễn Thị An (1896 - 2000), cơ sở cách mạng thời kỳ 1941 - 1945 ở làng Phú Gia (nay thuộc phường Phú Thượng) là nơi đầu tiên Bác Hồ cùng đoàn cán bộ ở sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23-25/8/1945.

Chị Nguyễn Thị Hoa (người làng Quảng Bá) về nhà làm dâu nhà cụ An từ năm 1982. Chồng chị Hoa là anh Công Ngọc Dũng (SN 1962) là cháu nội của cụ An, khi hai anh chị lấy nhau được cụ cho phép ở tại căn nhà này.

Chị Nguyễn Thị Hoa (người làng Quảng Bá) về nhà làm dâu nhà cụ An từ năm 1982. Chồng chị Hoa là anh Công Ngọc Dũng (SN 1962) là cháu nội của cụ An, khi hai anh chị lấy nhau được cụ cho phép ở tại căn nhà này.

Khi về đây làm dâu, chị Hoa thường được nghe bố chồng (ông Công Ngọc Kha, chiến sĩ cách mạng bị tù đày tại Côn Đảo) kể về những ngày tháng bị giặc Pháp tra tấn tại nhà tù Côn Đảo cùng với những ngày tháng 8 lịch sử - gia đình được đón Bác Hồ về ở làm việc và về thăm.

Khi về đây làm dâu, chị Hoa thường được nghe bố chồng (ông Công Ngọc Kha, chiến sĩ cách mạng bị tù đày tại Côn Đảo) kể về những ngày tháng bị giặc Pháp tra tấn tại nhà tù Côn Đảo cùng với những ngày tháng 8 lịch sử - gia đình được đón Bác Hồ về ở làm việc và về thăm.

Truyền thống cách mạng đó của gia đình, đã thôi thúc trong chị, dù có vất vả thế nào cũng phải gìn giữ những hiện vật vô giá tại căn nhà, giữ nguyên vẹn căn nhà lịch sử này. Đặc biệt là trong những năm bao cấp, khi gia đình chị có con nhỏ và phải chăm sóc người già trong nhà.

Truyền thống cách mạng đó của gia đình, đã thôi thúc trong chị, dù có vất vả thế nào cũng phải gìn giữ những hiện vật vô giá tại căn nhà, giữ nguyên vẹn căn nhà lịch sử này. Đặc biệt là trong những năm bao cấp, khi gia đình chị có con nhỏ và phải chăm sóc người già trong nhà.

Nhờ sự đồng lòng của vợ chồng chị mà đến nay căn nhà từ buổi Bác về cho đến nay vẫn còn như nguyên vẹn, từ cổng vào nhà, nền gạch lát ở sân đến các hiện vật như chiếc sập gỗ Bác làm, chiếc trường kỷ Bác làm việc, chiếc phản mà đồng chí trưởng đoàn (đồng chí Trần Đăng Ninh) tháp tùng Bác nằm, chiếc chậu đồng Bác thường ngày sử dụng, chiếc gương soi mà Bác cùng các đồng chí bảo vệ dùng.

Nhờ sự đồng lòng của vợ chồng chị mà đến nay căn nhà từ buổi Bác về cho đến nay vẫn còn như nguyên vẹn, từ cổng vào nhà, nền gạch lát ở sân đến các hiện vật như chiếc sập gỗ Bác làm, chiếc trường kỷ Bác làm việc, chiếc phản mà đồng chí trưởng đoàn (đồng chí Trần Đăng Ninh) tháp tùng Bác nằm, chiếc chậu đồng Bác thường ngày sử dụng, chiếc gương soi mà Bác cùng các đồng chí bảo vệ dùng.

Năm 1996, căn nhà được thành phố Hà Nội công nhận là Nhà lưu niệm Bác Hồ, chị Hoa là người cùng chồng ký vào đơn.

Năm 1996, căn nhà được thành phố Hà Nội công nhận là Nhà lưu niệm Bác Hồ, chị Hoa là người cùng chồng ký vào đơn.

Từ khi trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ, vì là người giữ tiền trong gia đình nên mỗi khi nhà xuống cấp chị Hoa đều sẵn lòng đưa tiền cho chồng để tu sửa căn nhà như chi phí sửa chữa toàn bộ mái bếp hơn 10 triệu đồng, chi phí khắc phục bể nước mưa bị rò rì ngoài sân.

Từ khi trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ, vì là người giữ tiền trong gia đình nên mỗi khi nhà xuống cấp chị Hoa đều sẵn lòng đưa tiền cho chồng để tu sửa căn nhà như chi phí sửa chữa toàn bộ mái bếp hơn 10 triệu đồng, chi phí khắc phục bể nước mưa bị rò rì ngoài sân.

Cánh gại ở ngoài hiên vợ chồng chị Hoa vừa thuê thợ phục chế lại với chi phí hơn 10 triệu đồng.

Cánh gại ở ngoài hiên vợ chồng chị Hoa vừa thuê thợ phục chế lại với chi phí hơn 10 triệu đồng.

Ngoài ra những khi căn nhà bị hỏng hóc nhẹ như bị bong tróc sơn, khung ảnh bị hư thì chị Hoa đều xuống phụ chồng cùng làm.

Ngoài ra những khi căn nhà bị hỏng hóc nhẹ như bị bong tróc sơn, khung ảnh bị hư thì chị Hoa đều xuống phụ chồng cùng làm.

Còn thường ngày công việc của chị vẫn là quét dọn nhà, lau chùi các hiện vật để làm sao cho căn nhà được sạch sẽ. "Mọi người đến thăm quan và thấy đây là một di tích đáng nhớ!", chị Hoa chia sẻ.

Còn thường ngày công việc của chị vẫn là quét dọn nhà, lau chùi các hiện vật để làm sao cho căn nhà được sạch sẽ. "Mọi người đến thăm quan và thấy đây là một di tích đáng nhớ!", chị Hoa chia sẻ.

Từ ngày về đây làm dâu, chị Hoa luôn cảm thấy mình là người có phúc và tự hào vì được làm dâu một gia đình cách mạng, được sống ở căn nhà mà cách nay 75 năm Bác Hồ đã đến ở và làm việc để chuẩn bị cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Từ ngày về đây làm dâu, chị Hoa luôn cảm thấy mình là người có phúc và tự hào vì được làm dâu một gia đình cách mạng, được sống ở căn nhà mà cách nay 75 năm Bác Hồ đã đến ở và làm việc để chuẩn bị cho Lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chị Hoa (người thứ 3, từ phải sang) cùng chồng và các con đón Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Thế Duyệt về thăm cụ Nguyễn Thị An vào tháng 12/1994.

Chị Hoa (người thứ 3, từ phải sang) cùng chồng và các con đón Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Thế Duyệt về thăm cụ Nguyễn Thị An vào tháng 12/1994.

Nhờ những đóng góp thầm lặng của chị Hoa và gia đình chồng, nên mới đây (2019) thành phố Hà Nội mới có thể công nhận địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An là di tích lịch sử.

Nhờ những đóng góp thầm lặng của chị Hoa và gia đình chồng, nên mới đây (2019) thành phố Hà Nội mới có thể công nhận địa điểm lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại gia đình cụ Nguyễn Thị An là di tích lịch sử.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nguoi-phu-nu-hon-20-nam-tham-lang-gin-giu-noi-o-dau-tien-cua-bac-ho-tai-ha-noi-20200819125103286.htm