Người phụ nữ ở Hà Nội gắn cả đời với những tà áo dài truyền thống

Bà Lê Thị Quyến - chủ tiệm áo dài Vinh Trạch, phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày ngày may đo những tà áo dài phục vụ nhu cầu mua bán của người dân, du khách. Bà là minh chứng cho việc kế thừa, tôn vinh áo dài truyền thống của người Việt Nam.

 Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tiếng về truyền thống may áo dài tại làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội, từ năm lên 12 tuổi, bà Lê Thị Quyến đã bắt đầu học nghề và theo cha đi may áo dài khắp các phố phường Hà Nội. Sau đó, bà đã tự mở tiệm may áo dài mang tên Vinh Trạch trên phố Lương Văn Can. Đây cũng là một trong số những tiệm may áo dài đầu tiên trên con phố này.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có tiếng về truyền thống may áo dài tại làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội, từ năm lên 12 tuổi, bà Lê Thị Quyến đã bắt đầu học nghề và theo cha đi may áo dài khắp các phố phường Hà Nội. Sau đó, bà đã tự mở tiệm may áo dài mang tên Vinh Trạch trên phố Lương Văn Can. Đây cũng là một trong số những tiệm may áo dài đầu tiên trên con phố này.

 Dù tuổi đã cao nhưng bà Lê Thị Quyến vẫn làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ vào những tà áo dài truyền thống, dù là người Việt hay nước ngoài thì những sản phẩm làm thủ công từ chính đôi bàn tay của bà Quyến vẫn luôn tạo ấn tượng, chiếm trọn trái tim của khách hàng.

Dù tuổi đã cao nhưng bà Lê Thị Quyến vẫn làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ vào những tà áo dài truyền thống, dù là người Việt hay nước ngoài thì những sản phẩm làm thủ công từ chính đôi bàn tay của bà Quyến vẫn luôn tạo ấn tượng, chiếm trọn trái tim của khách hàng.

 Với người dân hay du khách, bà Quyến tự mình tư vấn, cắt khâu từng "đường kim mũi chỉ" cho tà áo dài. Chia sẻ với báo chí, bà Quyến cho biết, 70 năm qua bà luôn cảm thấy hạnh phúc vì đối với bà việc may những tà áo dài truyền thống không chỉ đơn thuần là nghề mưu sinh, mà còn là niềm đam mê, nghiệp trời ban từ thế hệ này qua thế hệ khác của gia đình.

Với người dân hay du khách, bà Quyến tự mình tư vấn, cắt khâu từng "đường kim mũi chỉ" cho tà áo dài. Chia sẻ với báo chí, bà Quyến cho biết, 70 năm qua bà luôn cảm thấy hạnh phúc vì đối với bà việc may những tà áo dài truyền thống không chỉ đơn thuần là nghề mưu sinh, mà còn là niềm đam mê, nghiệp trời ban từ thế hệ này qua thế hệ khác của gia đình.

 Bà Quyến chia sẻ, hiện tại thì bà là hậu duệ đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống may áo dài. "Sinh thời, cha mẹ tôi là những thợ có tiếng của làng may Trạch Xá, những năm Pháp thuộc, cuộc đời đưa đẩy ông cụ thân sinh tôi cùng gia đình ra Hà Nội kiếm sống. Đầu những năm 50, tôi bắt đầu được cha cho phụ việc. Thời ấy, chưa có sẵn những tiệm quần áo như bây giờ. Năm 12 tuổi, khoác trên vai một chiếc bồ đà, tôi theo cha đi khắp những phố phường để may đo cho gia chủ. Thế rồi bằng sự tinh tế, khéo léo của mình, chẳng mấy chốc, dọc phố Hàng Ngang, Hàng Đào không tiểu thư tân thời nào là không biết đến tay nghề của tôi", bà Quyến nói.

Bà Quyến chia sẻ, hiện tại thì bà là hậu duệ đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống may áo dài. "Sinh thời, cha mẹ tôi là những thợ có tiếng của làng may Trạch Xá, những năm Pháp thuộc, cuộc đời đưa đẩy ông cụ thân sinh tôi cùng gia đình ra Hà Nội kiếm sống. Đầu những năm 50, tôi bắt đầu được cha cho phụ việc. Thời ấy, chưa có sẵn những tiệm quần áo như bây giờ. Năm 12 tuổi, khoác trên vai một chiếc bồ đà, tôi theo cha đi khắp những phố phường để may đo cho gia chủ. Thế rồi bằng sự tinh tế, khéo léo của mình, chẳng mấy chốc, dọc phố Hàng Ngang, Hàng Đào không tiểu thư tân thời nào là không biết đến tay nghề của tôi", bà Quyến nói.

 "Nhờ nghề may áo dài truyền thống mà tôi đã nên duyên với người bạn đời là ông Lê Thành Vinh - một thợ may áo dài có tiếng cùng làng Trạch Xá. Đến những năm 90 của thế kỷ XXI, khi đất nước xóa bỏ bao cấp thì hiệu áo dài Vinh Trạch của tôi là một trong những hiệu đầu tiên được mở trên phố Lương Văn Can", bà Quyến kể lại.

"Nhờ nghề may áo dài truyền thống mà tôi đã nên duyên với người bạn đời là ông Lê Thành Vinh - một thợ may áo dài có tiếng cùng làng Trạch Xá. Đến những năm 90 của thế kỷ XXI, khi đất nước xóa bỏ bao cấp thì hiệu áo dài Vinh Trạch của tôi là một trong những hiệu đầu tiên được mở trên phố Lương Văn Can", bà Quyến kể lại.

 May bằng thủ công nên mọi sản phẩm do bà Quyến làm ra đều đạt chất lượng cao, thu hút nhiều người dân và du khách. Do vậy, dù không quảng cáo sản phẩm ở bất kỳ phương tiện truyền thông nào nhưng cửa hàng của bà Quyến và con trai bà luôn nhận được nhiều đơn hàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

May bằng thủ công nên mọi sản phẩm do bà Quyến làm ra đều đạt chất lượng cao, thu hút nhiều người dân và du khách. Do vậy, dù không quảng cáo sản phẩm ở bất kỳ phương tiện truyền thông nào nhưng cửa hàng của bà Quyến và con trai bà luôn nhận được nhiều đơn hàng ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

 Ở hiện tại, bà Quyến mong muốn nghề may áo dài truyền thống của gia đình mãi được thế hệ sau kế thừa nên bà đã truyền nghề cho cả 7 người con của mình. Bà Quyến cho biết, các con của bà đều có thể tự mình hoàn thiện một chiếc áo dài truyền thống tinh xảo bằng chính kỹ năng nghề của mình. Đặc biệt, mỗi người đều có một tiệm may, cửa hàng riêng trên khu phố Lương Văn Can.

Ở hiện tại, bà Quyến mong muốn nghề may áo dài truyền thống của gia đình mãi được thế hệ sau kế thừa nên bà đã truyền nghề cho cả 7 người con của mình. Bà Quyến cho biết, các con của bà đều có thể tự mình hoàn thiện một chiếc áo dài truyền thống tinh xảo bằng chính kỹ năng nghề của mình. Đặc biệt, mỗi người đều có một tiệm may, cửa hàng riêng trên khu phố Lương Văn Can.

 Không gian trưng bày tà áo dài ở tiện may Vinh Trạch (số 23 Lương Văn Can).

Không gian trưng bày tà áo dài ở tiện may Vinh Trạch (số 23 Lương Văn Can).

 Chính sự nổi tiếng của tiệm may áo dài Vinh Trạch mà được nhiều báo đài tìm đến đưa tin.

Chính sự nổi tiếng của tiệm may áo dài Vinh Trạch mà được nhiều báo đài tìm đến đưa tin.

 Chia sẻ với báo chí, chị Lê Thu Hằng (con dâu bà Quyến) cho biết: "Mẹ tôi vẫn luôn dặn, làm nghề này phải kiên trì, tỉ mỉ, có tâm, mới giữ được thương hiệu lâu dài”.

Chia sẻ với báo chí, chị Lê Thu Hằng (con dâu bà Quyến) cho biết: "Mẹ tôi vẫn luôn dặn, làm nghề này phải kiên trì, tỉ mỉ, có tâm, mới giữ được thương hiệu lâu dài”.

 Được biết, một chiếc áo truyền thống thương hiệu Vinh Trạch có giá dao động từ 700.000 - 1.500.000 đồng, tùy theo chất vải.

Được biết, một chiếc áo truyền thống thương hiệu Vinh Trạch có giá dao động từ 700.000 - 1.500.000 đồng, tùy theo chất vải.

 Nhiều mẫu áo dài truyền thống được bày bán tại cửa hàng của nhà bà Quyến.

Nhiều mẫu áo dài truyền thống được bày bán tại cửa hàng của nhà bà Quyến.

 Ở hiện tại đối với bà Quyến, nghề may áo dài truyền thống của gia đình là những thứ thiêng liêng nhất cha ông để lại, dù xu hướng thời trang có thay đổi thế nào thì những tà áo dài truyền thống vẫn sẽ luôn trường tồn và mang một dáng vẻ, nét độc đáo riêng. Trong ảnh là cửa hàng áo dài của con trai bà Quyến tại số 8 phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ở hiện tại đối với bà Quyến, nghề may áo dài truyền thống của gia đình là những thứ thiêng liêng nhất cha ông để lại, dù xu hướng thời trang có thay đổi thế nào thì những tà áo dài truyền thống vẫn sẽ luôn trường tồn và mang một dáng vẻ, nét độc đáo riêng. Trong ảnh là cửa hàng áo dài của con trai bà Quyến tại số 8 phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nguoi-phu-nu-o-ha-noi-gan-ca-doi-voi-nhung-ta-ao-dai-truyen-thong-post286953.html