Người phụ nữ qua đời vì ung thư gan ở tuổi 30, bác sĩ tố cáo 3 'sát thủ' ngay trong nhà

Mặc dù mới 30 tuổi nhưng người phụ nữ này đã mắc bệnh ung thư gan và qua đời sau 2 tháng điều trị, bác sĩ sau đó đã chỉ điểm 3 nguyên nhân khiến chị mắc bệnh.

Chị Vương (sống tại Trung Quốc) năm nay vừa bước qua tuổi 30. Chị vốn tính tình hiền lành, nho nhã, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ người xung quanh nên được nhiều người quý mến.

Hồi nhỏ, gia đình chị rất khó khăn nên bố mẹ phải quanh năm đi làm thuê, ít có thời gian bên chị. Vì vậy, khi có gia đình nhỏ của riêng mình, ngoài giờ làm việc hành chính ở công ty, thời gian còn lại chị đều dành cho các con. Tuy mỗi ngày đều tất bật từ sáng tới tối nhưng nhìn các con dần khôn lớn chị cảm thấy rất vui, mệt nhọc đều tan biến hết cả.

Nhưng ý trời trêu người, cách đây không lâu, chị Vương đang tắm thì phát hiện trên người có rất nhiều nốt mụn nhỏ màu đỏ. Hơn nữa, gần đây chị luôn cảm thấy đau nhức ở vai.

Ban đầu, chị nghĩ rằng là do dạo này mình mệt quá nên không quan tâm gì nhiều, nhưng lạ là càng ngày chị lại càng cảm thấy thèm ăn. Thỉnh thoảng chị cũng bị tiêu chảy và sút cân thấy rõ. Lúc này, cảm thấy có điều gì đó không ổn, chị Vương mới cùng chồng tới bệnh viện kiểm tra.

Chị Vương không ngờ bị mắc ung thư gan và qua đời sau 2 tháng điều trị.

Chị Vương không ngờ bị mắc ung thư gan và qua đời sau 2 tháng điều trị.

Không ngờ rằng, chị lại bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Kết quả khiến chị ngã quỵ, suy sụp hoàn toàn vì chị không thể hiểu nổi tại sao mình còn trẻ, không uống rượu bia hay hút thuốc mà lại mắc phải căn bệnh này. Do các tế bào ung thư đã lan rộng nên sau 2 tháng điều trị, người phụ nữ đã qua đời.

Bác sĩ Hà Chính, một chuyên gia về bệnh gan, đã tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân khiến chị Vương mắc bệnh và cuối cùng ông đã tìm ra vấn đề. Hóa ra, chị Vương rất hiếm khi thay mới một số vật dụng trong bếp, cụ thể là 3 thứ này:

1. Thớt

Trên thực tế, nhiều hộ gia đình thường sử dụng thớt gỗ, nhưng loại thớt này rất dễ sinh vi khuẩn nên sau một năm sử dụng, gia đình nên thay thớt mới. Nguyên là khi thái đồ ăn, thớt sẽ lưu lại nhiều vết cắt, có rửa cũng khó làm sạch được hoàn toàn.

Theo thời gian, một chất độc hại gọi là aflatoxin sẽ phát triển. Một khi chất này xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây tổn thương mô gan. Ngoài ra, aflatoxin rất bền với nhiệt, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

2. Đũa

Nhiều gia đình dùng đũa gỗ, nhưng sau khi sử dụng đũa, nếu không lau sạch vết dầu trên đũa, cộng với môi trường ẩm ướt trong bếp thì đũa rất dễ bị mốc. Theo thời gian, aflatoxin sẽ phát triển ở những điểm bị mốc. Khi chất này đi vào cơ thể người, nó sẽ gây nguy hiểm cho gan. Vì vậy, đũa cần phải được khử trùng và thay thường xuyên để tránh những chất độc hại đó xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho gan.

3. Hũ đựng dầu mỡ

Không ít gia đình dùng hũ đựng dầu mỡ để đựng dầu thừa hay mỡ động vật. Tuy nhiên, nếu can dầu không được vệ sinh thường xuyên thì lớp dầu bám trên đó có thể bị oxy hóa và biến chất. Lúc này, dầu cũng có mùi hăng, khó chịu.

Theo nghiên cứu, dầu sau khi bị ôi thiu sẽ sinh ra nhiều gốc tự do và peroxit gây hại cho sức khỏe con người. Khi những chất độc hại này xâm nhập vào cơ thể con người trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Ngoài 3 vật dụng trên cần thường xuyên thay thế, vệ sinh, để tránh bị ung thư gan mọi người cũng cần phải chú ý tới việc có chế độ ăn uống cân bằng. Bởi lẽ ăn quá nhiều thịt có thể dẫn đến tích tụ mỡ và cholesterol trong gan. Theo thời gian, quá trình trao đổi chất của gan sẽ chậm lại.

Vì vậy, bạn nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh hơn. Việc này không chỉ thúc đẩy nhu động ruột đường tiêu hóa mà còn giúp làm sạch đường tiêu hóa và giảm gánh nặng trao đổi chất cho gan.

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/suc-khoe/nguoi-phu-nu-qua-doi-vi-ung-thu-gan-o-tuoi-30-bac-si-chi-nguyen-nhan-202109040932505825.html