Người tâm huyết với phong trào tâm năng dưỡng sinh

Trong khoảng mươi năm trở lại đây, Yên Mô là địa phương rất quan tâm đến việc động viên người dân tập luyện các môn thể thao, phát triển thể thao quần chúng. Một trong những môn thể thao được người dân lựa chọn tập luyện là môn tâm năng dưỡng sinh phục hồi sức khỏe. Đây là môn thể thao còn tương đối mới với nhiều người dân và ông Trần Văn Đề, thôn Quảng Trì, xã Yên Từ (Yên Mô) là một trong những người tâm huyết với quá trình phổ biến môn này.

Quá trình đến vơímôn tâm năng dưỡng sinh phục hồi sức khỏe của ông Trần Văn Đề cũng rất tựnhiên. Ông Đề sinh năm 1948, là một công nhân giao thông đường thủy đã nghỉhưu. Sau khi về nghỉ chế độ hưu trí, do tuổi tác cộng với quá trình lao độngnghề nghiệp, ông liên tục gặp các vấn đề về mặt sức khỏe: mất ngủ triền miên,thoái hóa đốt sống cổ, tê bì vai gáy, đau đầu, viêm họng mãn tính...Vì bệnh tật, ông đã đi điều trị nhiều nơi bằngcả Đông lẫn Tây y, tuy nhiên bệnh chỉ đỡ chứ không khỏi hẳn và sau một thơìgian lại tái phát dẫn đến mọi sinh hoạt của ông trở nên khó khăn.

Năm 2015, được sựgiúp đỡ của Hội tâm năng dưỡng sinh phục hồi sức khỏe xã Yên Từ, ông Trần VănĐề đã đăng ký và tham gia lớp huấn luyện môn tâm năng dưỡng sinh trong thơìgian 7 tuần. Mục đích ban đầu của việc luyện tập môn tâm năng dưỡng sinh đơnthuần chỉ là việc cải thiện sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên sau một thời giandài kiên trì tập luyện dưới sự hướng dẫn của những người đi trước, cộng vơíviệc tuân thủ nghiêm túc các kỹ thuật đã được dạy, điều khiến ông Trần Văn Đềngạc nhiên là tình trạng sức khỏe của ông được cải thiện nhanh chóng. Các loạibệnh trước kia từng hành hạ ông nay từng bước thuyên giảm, có nhiều bệnh tựtiêu biến. Không những thế ông còn ngủ được ngon và sâu giấc, ăn uống cảm thâýngon miệng hơn, tâm lý sảng khoái. Từ lợi ích sức khỏe của bản thân ông TrầnVăn Đề thêm tin tưởng vào phương pháp tập luyện mà các huấn luyện viên tâm năngdưỡng sinh phục hồi sức khỏe truyền dạy.

Ngay sau đó ông tự nguyện đăng ký họcthêm lớp trợ giáo rồi học lớp hướng dẫn viên tâm năng dưỡng sinh trong thơìgian hơn 2 tháng. Sau khi tiếp thu được các kỹ thuật căn bản vững chắc, ông đãhướng dẫn cho nhiều người bạn cùng độ tuổi tập luyện. Những kết quả mà nhữngngười tập luyện phản hồi khá tích cực, tiếp thêm niềm tin cho ông Đề về ýnguyện sẽ hướng dẫn cho nhiều người để cùng tập luyện.

Với sự ủng hộ của địaphương, bằng nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm của mình, trong suốt một thơìgian dài ông Trần Văn Đề đã tự nguyện mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật môn tâmnăng dưỡng sinh phục hồi sức khỏe cho nhiều người. Hiện ông Trần Văn Đề làhướng dẫn viên, được bầu vào Ban chỉ đạo tâm năng dưỡng sinh phục hồi sức khoẻhuyện Yên Mô và trực tiếp làm chủ nhiệm Câu lạc bộ- Hướng dẫn viên tâm năngdưỡng sinh huyện Yên Mô. Từ câu lạc bộ mà ông Đề làm chủ nhiệm, nhiều hướng dẫnviên sau một thời gian học tập đã về địa phương của mình mở các lớp, các câulạc bộ hướng dẫn cho nhiều người dân cùng tập luyện, nhờ vậy mà phong trào tâmnăng dưỡng sinh được lan tỏa trong nhân dân. Trong thời gian 4 năm truyền bámôn tâm năng dưỡng sinh tại Yên Mô, ông Đề đã góp phần quan trọng trong việc mởđược 5 lớp tâm năng dưỡng sinh tại các địa bàn Yên Từ, Yên Lâm, với số lượnggần 100 người; 1 lớp Hướng dẫn viên với 16 học viên...

Để khuyến khích phongtrào phát triển, ông Trần Văn Đề đã cùng với Hội tâm năng dưỡng sinh cấp tỉnh,huyện tích cực động viên mọi người dân tập luyện, tranh thủ sự ủng hộ của cáccấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mở các lớp, các câu lạc bộ nhằm phổ biến sâurộng môn thể thao này trong nhân dân. Từ hiệu quả thực tế về sức khỏe mà mônthể thao này mang lại cho nhiều người cộng với việc bản thân môn thể thao nàykhông đòi hỏi đầu tư nhiều, lý thuyết dễ nhớ, dễ học, cách thức tập luyện đơngiản, lại đặc biệt phù hợp với lớp người trung cao tuổi, việc làm của ông TrầnVăn Đề nói riêng và môn tâm năng dưỡng sinh nói chung rất cần được mọi ngươìủng hộ, chia sẻ, khuyến khích để ngày càng phát triển.

Đức Bá

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nguoi-tam-huyet-voi-phong-trao-tam-nang-duong-sinh-20191108082522170p11c39.htm