Người thương binh giàu nghị lực

Năm đó, rời chiến trường biên giới phía bắc, cơ thể chằng chịt thương tích, ông Dụ, khi ấy còn là một thanh niên, trở về làng Phú Vân với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Niềm vui vì sắp được đoàn tụ cùng gia đình, nhưng nỗi lo phải đối mặt với bao khó khăn trong cuộc sống, nhất là nỗi đau về thể xác do các vết thương hành hạ. Đứng trước cây đa đầu làng hồi lâu, rồi anh lặng lẽ quay gót trở về trại thương binh, vì nghĩ rằng thân thể tàn tạ của mình chỉ mang thêm gánh nặng trút lên vai mẹ già và người vợ trẻ. Ngay sau đó, mẹ anh cùng người vợ trẻ dò hỏi tin tức, lặn lội đi tìm Dụ. Mẹ con, vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Bà mẹ nước mắt chan chứa, nắm bàn tay con xúc động nói chẳng nên lời. Ng

Năm đó, rời chiến trường biên giới phía bắc, cơ thể chằng chịt thương tích, ông Dụ, khi ấy còn là một thanh niên, trở về làng Phú Vân với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Niềm vui vì sắp được đoàn tụ cùng gia đình, nhưng nỗi lo phải đối mặt với bao khó khăn trong cuộc sống, nhất là nỗi đau về thể xác do các vết thương hành hạ. Đứng trước cây đa đầu làng hồi lâu, rồi anh lặng lẽ quay gót trở về trại thương binh, vì nghĩ rằng thân thể tàn tạ của mình chỉ mang thêm gánh nặng trút lên vai mẹ già và người vợ trẻ. Ngay sau đó, mẹ anh cùng người vợ trẻ dò hỏi tin tức, lặn lội đi tìm Dụ. Mẹ con, vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Bà mẹ nước mắt chan chứa, nắm bàn tay con xúc động nói chẳng nên lời. Ng

- Anh ơi, sao anh nỡ bỏ mẹ, bỏ em mà đi như thế? Anh làm vậy càng khiến mẹ và em khổ tâm hơn! Rồi hai người đón anh trở về nhà. Người mẹ già, cô vợ trẻ hằng ngày vất vả giúp anh vượt qua những cơn đau vật vã.

Mấy năm sau, người mẹ qua đời do tuổi cao sức yếu, anh thương binh Dụ may mắn tiếp tục nhận được sự sẻ chia, yêu thương, chăm sóc chân tình của người vợ cho đến tận bây giờ. Mấy mươi năm vợ chồng ăn ở với nhau thủy chung, son sắt, hai con trai của ông bà giờ đã trưởng thành yên bề gia thất.

Cuộc sống gia đình ông Dụ được như ngày hôm nay là nhờ vào sự tảo tần, đức hy sinh cao cả của bà Ngần, vợ ông.

Nhưng nói về nghị lực sắt đá của ông Dụ thì khó ai có thể sánh kịp. Mặc dù được xếp hạng thương tật nặng, hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng của Nhà nước, nhưng ông không ỷ lại mà luôn cố gắng vươn lên. Cơ thể thường xuyên đau đớn, nhức nhối, song ông Dụ cắn răng chịu đựng. Ông bảo:

- Có đau cũng phải cố mà chịu đựng, nếu cứ rên rỉ, la ó suốt ngày thì vợ con, người thân nghe thấy lại thêm khổ về tinh thần!

Vậy là, với ý chí kiên cường, ông Dụ đã tìm đến các thư viện trong vùng mượn sách về đọc, rồi tập luyện, tập ngồi thiền hằng ngày để xua đi nỗi đau thể xác. Khi bệnh tật thuyên giảm, ông tìm kiếm thêm công việc để tăng thu nhập bên cạnh khoản trợ cấp thương tật để đỡ đần vợ con, nào chẻ nan, dán túi, đến bơm vá xe đạp, xe máy. Trong sinh hoạt, ông làm nhiều việc thiện, huy động cả vợ con cùng tham gia. Từ hàng chục năm nay, trước cửa hàng bơm xe nhà ông Dụ luôn đặt nồi nước uống miễn phí dành cho những người nhỡ độ đường. Mỗi dịp chuẩn bị vào năm học mới, ông lại trích kinh phí từ số tiền dành dụm ít ỏi để mua sách vở, giấy bút tặng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong xóm...

Nhân dân trong làng Phú Vân hết lời ngợi khen gia đình ông Dụ. Ông đã nêu tấm gương sáng về tinh thần "Thương binh tàn nhưng không phế" để nhiều người và nhất là thế hệ trẻ học tập và noi theo.

PHẠM VIỆT KHƯƠNG

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/loi-song/nguoi-thuong-binh-giau-nghi-luc-237851/