Người Thụy Sĩ phải bỏ cả ngôi làng đẹp như tranh vẽ đầy tiếc nuối
Ngôi làng trên dãy Alps là nhà của chưa tới 100 cư dân.
Nhiều cư dân tại Thụy Sĩ thu dọn đồ đạc trong ô tô, xe tải và bán tải trước khi lệnh sơ tán có hiệu lực vào thứ Sáu tại một ngôi làng nhỏ ở miền đông Thụy Sĩ. Lý do là ngôi làng này đang đối mặt với mối đe dọa sạt lở đất khẩn cấp.
Trước đó, một nhóm các nhà địa chất và chuyên gia thực hiện khảo sát và tin rằng ngôi làng Brienz với tuổi đời hàng thế kỷ này sẽ sớm bị chôn vùi dưới lớp đất đá. Ngôi làng nhỏ hiện là nơi sinh sống của chưa đầy 100 cư dân nhưng cũng có một số du khách ghé thăm vì cảnh đẹp của nó.
Nhà chức trách Thụy Sĩ cho biết khoảng 2 triệu m3 đá tại một sườn núi thuộc dãy Alps gần đó có thể sớm đổ xuống khu vực này
Tình trạng xói mòn qua nhiều thế hệ đã để lại sườn núi trọc trơ, trắng xám, đất và đá lộ ra ngoài, nhiều tảng đá cũng đã lao xuống bên dưới thung lũng còn xanh tươi.
Những tảng đá chực chờ lao xuống một căn nhà gỗ trong làng
Cư dân có thể cảm thấy nhiều dấu hiệu cảnh báo như mặt đất rung chuyển, tiếng đá va vào nhau đến ghê người cũng như thân cây và đất đá trượt xuống dọc sườn núi. Tình hình đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và buộc người dân phải di tản.
6h chiều hôm 12/5 vừa qua là hạn chót cho đợt di tản khẩn cấp khỏi khu vực
Trước đó, nhà chức trách đã nâng cảnh báo nguy hiểm lên mức "cam"
Tức là người dân đã phải rời đi ở thời điểm đó, nhưng vẫn có thể quay lại lấy đồ đạc nếu điều kiện cho phép.
Đến tối 12/5, cảnh báo đã được nâng lên mức "đỏ"
Điều đó có nghĩa là chính quyền sẽ không cho phép cư dân quay trở lại trong tương lai gần, Christian Gartmann, thành viên của ban quản lý khủng hoảng ở thị trấn Albula, nơi mà làng Brienz trực thuộc, cho biết.
Các quan chức cho biết ngọn núi và đất đá trên sườn núi đã vận động suốt từ Kỷ băng hà trước đến nay
Nhưng vào hôm 9/5 tuần trước, họ cho biết các phép đo cho thấy "sự tăng tốc mạnh mẽ trên một khu vực rộng lớn" trong những ngày gần đây và "có tới 2 triệu m3 đá sẽ sụp đổ hoặc sạt lở trong vòng 7 đến 24 ngày tới".
Một phần lý do khiến xảy ra tình trạng sạt lở là do sông băng tan khiến địa hình đá mất ổn định.