Người Việt nào thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành của Trung Quốc?
Năm 1407, một 'kiến trúc sư' người Việt được đưa sang Trung Quốc làm thái giám, chịu trách nhiệm thiết kế, tổng chỉ huy xây dựng nơi ở cho vua chúa - Tử Cấm Thành.
1. Người Việt nào có công thiết kế và xây dựng Tử Cấm Thành ở Trung Quốc?
A
Nguyễn An
Theo sử sách ghi lại, Nguyễn An sinh năm 1381, từ thuở nhỏ ông đã nổi tiếng là người tài hoa và khéo léo.
Năm 1407, khi quân Minh đánh bại nhà Hồ và bắt được hai cha con Hồ Quý Ly, nhà Minh cũng lùng tìm những tài năng đất Việt đưa về phương Bắc như Phạm Hoằng, Vương Cấn... Nguyễn An cũng nằm trong số những tài năng bị đưa sang Trung Quốc làm thái giám với tên gọi là A Lưu (tên tiếng Hán của Nguyễn An).
Khi đó, Hoàng đế Minh Thành Tổ đang gấp rút xây dựng kinh đô mới ở Bắc Kinh - Tử Cấm Thành. Quá trình từ khi quyết định, chuẩn bị và xây dựng hoàn thiện Tử Cấm Thành kéo dài 17 năm. Trong đó có 13 năm được dành để thiết kế công trình, chuẩn bị tập kết nguyên vật liệu từ khắp nơi trên đất nước Trung Hoa. Những người tài được lựa chọn có Nguyễn An, Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung, Khoái Tường và Lục Tường.
Hoàng đế tin tưởng giao cho Nguyễn An làm Tổng công trình sư, chịu trách nhiệm thiết kế, đôn đốc xây dựng cung đình; ông là người chịu trách nhiệm quyết định tối cao cho công trình, chỉ sau Minh Thành Tổ.
B
Sĩ Nhiếp
C
Nguyễn Biểu
D
Trần Kim
2. Vị kiến trúc sư tài ba nay cho vận chuyển những tảng đá 300 tấn xây Tử Cấm Thành bằng cách nào?
A
Đóng băng dòng nước
Nguyễn An còn được biết đến là người đã sáng tạo ra cách vận chuyển những khối đá nặng lên đến 300 tấn để xây dựng Tử Cấm Thành.
Theo đó, khi nhận thấy khu vực khai thác đá ở nơi lạnh lẽo tới - 20 độ C, ông đã cho đào một rãnh nước có chiều ngang bằng tảng đá kéo dài đến nơi xây dựng, sau đó dẫn nước sông vào. Nước nhanh chóng bị đông cứng tạo thành một đường băng trơn trượt từ mỏ đá đến kinh thành, khiến việc vận chuyển những tảng đá khổng lồ hàng trăm tấn trở nên dễ dàng. Ý tưởng của Nguyễn An khiến hậu thế tới nay vẫn phải khâm phục.
B
Thuyền chuyên chở
C
Dùng khinh khí cầu
D
Áp lực của gió
3. Trước khi thiết kế và chỉ huy xây dựng Tử Cấm Thành, Nguyễn An làm nghề gì?
A
Thầy giáo
B
Quan đê điều
C
Thợ xây
Nguyễn An là người có tài về xây dựng từ nhỏ. Năm 1397, vua Trần Thuận Tông khi xây dựng, sửa chữa kinh thành Thăng Long đã cho mời một nhóm thợ tài năng để phụ trách. Trong đội ngũ thợ chính đó có Nguyễn An khi đó mới chỉ 16 tuổi.
Sau khi giúp xây dựng Tử Cấm Thành, ông được hoàng đế nhà Minh xem như kỳ nhân, thưởng cho rất nhiều vàng bạc, châu báu.
D
Nông dân
4. Ngoài Tử Cấm Thành, ông còn là tổng công trình sư xây dựng công trình nào ở Trung Quốc?
A
Tử Cấm Thành
B
Kinh đô Trường An
C
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
D
Trị thủy sông Hoàng Hà
Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh mà còn là chuyên gia trị thủy đại tài, có rất nhiều đóng góp trong các công trình trị thủy sông Hoàng Hà.
Những trận lụt lớn vào các năm 1444 và 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến những nơi xung yếu chỉ huy việc trị thủy, để lại tấm gương lao động quên mình trong lòng hàng triệu người dân Trung Quốc. Khi đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường.
Trước khi mất, Nguyễn An trăng trối "đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân ở những vùng bị lụt và những nơi ông đang đi mà chưa tới".
5. 'Kiến trúc sư' tài ba này quê gốc ở đâu?
A
Vân Nam, Trung Quốc
B
Hà Nội
Nguyễn An (1381-1453) quê vùng Hà Đông (Hà Nội). Theo sách Kinh thành ký thắng, ông đã tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ Công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.
C
Nam Định
D
Hải Dương
6. Nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng nào của nước ta được suy tôn làm ông tổ nghề đúc súng ở Trung Quốc?
A
Cao Lỗ
B
Cao Thắng
C
Hồ Hán Thương
D
Hồ Nguyên Trừng
Hồ Nguyên Trừng là nhà kỹ thuật quân sự nổi tiếng của nước ta, về sau trở thành “ông tổ nghề đúc súng thần công ở Trung Quốc. Theo sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, “quân Minh mỗi khi tế súng đều phải tế Trừng”.
7. Người Việt duy nhất được phong tướng ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc?
A
Nguyễn Sơn
Ông Nguyễn Sơn (1908-1956) được phong tướng ở nước ta năm 1948, đến năm 1955 ông tiếp tục được phong tướng ở Trung Quốc, trở thành vị Lưỡng quốc tướng quân duy nhất trong sử Việt.
B
Nguyễn Xí
C
Nguyễn Trường Tộ
D
Nguyễn An