Người xưa luôn khuyên con cháu không nên thắp hương buổi tối, vì sao lại như vậy?

Thắp hương là một phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, dùng để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Thế nhưng, vì sao người xưa khuyên con cháu không nên thắp hương buổi tối.

Ý nghĩa của việc thắp hương

Trong văn hóa Việt Nam, phong tục thắp hương hay dâng hương xuất phát từ sự thành tâm, nén hương trở thành nhịp cầu giao nối giữa con người với thần linh, giữa người đang sống với những người đã khuất. Việc dâng hương mang ý nghĩa tôn kính, linh thiêng trở thành thuần phong mỹ tục, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đỉnh hương và làn khói hương tượng trưng cho thế giới linh thiêng, trong khi phần chân nhang và bát nhang đại diện cho những người còn sống. Làn khói hương bay lên không trung như mang theo sự tri ân và lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Thắp hương chính là sự tiếp nối những giá trị văn hóa, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Vì sao các cụ khuyên con cháu không nên thắp hương buổi tối?

Theo quan niệm tâm linh, trong vũ trụ luôn tồn tại quy luật âm dương. Ban ngày tượng trưng cho dương khí, còn ban tối là thời điểm của âm khí. Buổi tối là lúc âm khí thịnh, hoạt động của các linh hồn, ma quái hay cô hồn thường diễn ra mạnh mẽ, trong khi những linh hồn bình thường cũng có thời gian nghỉ ngơi. Vì thế, việc thắp hương vào buổi tối được cho là mời gọi linh hồn, đồng thời làm gia tăng âm khí trong nhà. Điều này có thể khiến không gian trở nên nặng nề hơn và thu hút các linh hồn hoặc ma quái đến.

Do đó, nhiều người không thắp hương vào ban đêm vì lo ngại âm khí trong nhà sẽ nặng nề, thậm chí có thể làm cho ma quái theo vào. Việc thắp hương vào buổi tối cũng dễ tạo cảm giác u ám, lạnh lẽo và khiến người trong nhà cảm thấy sợ hãi. Do đó, người xưa kiêng thắp hương vào tối muộn để tránh làm không khí thêm nặng nề, đồng thời bảo vệ tinh thần và sức khỏe của gia đình.

Ngoài ra, buổi tối là thời gian nghỉ ngơi, khi gia đình quây quần bên nhau. Nếu có khói hương, mùi hương sẽ làm xáo trộn không gian và có thể gây khó chịu, đặc biệt khi đóng cửa lại. Chính vì vậy, thắp hương vào buổi tối có thể không có lợi cho sức khỏe và không gian tâm linh trong nhà. Hầu hết mọi người sẽ thắp hương vào ban ngày, trừ những dịp đặc biệt như giao thừa.

Thời gian thắp hương tốt nhất

Thắp hương là một phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, dùng để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Thời gian thắp hương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên.

Theo phong thủy, thời điểm tốt nhất để thắp hương là vào buổi sáng, từ khoảng 6 giờ đến 10 giờ sáng. Đây là lúc không khí còn trong lành, tĩnh lặng và tràn đầy năng lượng mới, giúp gia đình cảm nhận được sự thiêng liêng và thanh tịnh khi bắt đầu một ngày mới.

Khi thắp hương vào sáng sớm, các thành viên trong gia đình không chỉ thể hiện sự thành kính mà còn tạo ra một không gian ấm áp, thanh thản và giúp kết nối con người với thế giới tâm linh. Thời gian này được cho là mang lại năng lượng tích cực, khởi đầu một ngày mới tràn đầy sự tươi mới và hạnh phúc.

Khi thắp nhang nên thắp mấy nén?

Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) lúc thắp nhang, nhưng cũng có trường hợp người ta đốt cả nắm nhang chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số. Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là

Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),

Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),

Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai),

Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ)

Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp nhang để nhớ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn – tất cả đều giả tạm, cho nên lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt chắy, ngắn ngủi vô thường như thời gian của nén hương,… tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.

Số lẻ còn tượng trưng cho Dương thế, nên khi thắp hương thắp số lẻ có nghĩa là “Dương cúng Âm”.

* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo!

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguoi-xua-luon-khuyen-con-chau-khong-nen-thap-huong-buoi-toi-vi-sao-lai-nhu-vay/20241216092009534