Nguồn vốn và công nghệ là 'chìa khóa' để phát triển kinh tế biển bền vững

Diễn đàn trực tuyến hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới do Liên Hợp Quốc khởi xướng diễn ra vào chiều ngày 8-6 vừa qua; tại đây, các chuyên gia, bạn đọc đã phân tích đóng góp nhiều ý kiến để nắm bắt cơ hội nhằm phát triển kinh tế biển hài hòa với bảo vệ môi trường và gìn giữ chủ quyền biển đảo. Với việc tổ chức diễn đàn này, CT Group là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam hưởng ứng sôi nổi ngày Đại dương Thế giới.

Khi thế giới quan tâm đến chiến lược phát triển bền vững, trong đó đại dương đóng vai trò đặc biệt quan trọng thì các nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gây ngập mặn các vùng duyên hải sẽ được đặc biệt quan tâm, góp phần thúc đẩy thành công của các chiến lược phát triển Kinh tế biển với sự ủng hộ toàn cầu. Vấn đề này không chỉ quốc gia mà doanh nghiệp cần sẵn sàng nhận diện sâu sắc nguy cơ để chuyển hóa nguy thành cơ, lấy đó là chìa khóa để tiếp cận các nguồn lực toàn cầu, các chính sách quốc tế về hỗ trợ lãi suất, vốn ưu đãi... làm động lực lớn để phát triển đất nước và doanh nghiệp.

Toàn cảnh diễn đàn trực tuyến Hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới do CT Group khởi xướng

Toàn cảnh diễn đàn trực tuyến Hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới do CT Group khởi xướng

Chia sẻ về lý do lựa chọn chủ đề kinh tế biển tại diễn đàn hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới do Liên Hợp Quốc khởi xướng, ông Vũ Hồng Quang - Đại diện Hội đồng ESG Tập đoàn CT Group đã nhấn mạnh khi định nghĩa Việt Nam là một quốc gia duyên hải với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt đời sống của đất nước. Trong 63 tỉnh thành của Việt Nam, có tới 28 tỉnh thành phố có biển và gần một nửa dân số để sinh sống tại các tỉnh thành ven biển.

Không gian biển đảo, đại dương của Việt Nam cung cấp nguồn tài nguyên to lớn cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế từ công nghiệp nặng như luyện thép, đóng tàu, dầu khí, khoáng sản, hàng hải đến công nghiệp nhẹ như logistic, công nghệ cao hoặc như du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo… Đồng thời, biển đảo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm quốc phòng an ninh, ngoại giao và hợp tác quốc tế của đất nước. Tập đoàn CT Group từng tham gia Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc họp tại Vương quốc Anh và ủng hộ cam kết của Chính phủ đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Hội đồng ESG của CT Group đang tiến nhanh về phía trước nhờ nền tảng khoa học kỹ thuật nhằm chung tay phát triển kinh tế biển bền vững.

Xác định được vai trò và tầm quan trọng của đại dương đối với kinh tế đất nước, Tiến sĩ Đoàn Duy Khương - Nguyên Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển bền vững đã chỉ ra một số chiến lược và chiến thuật phát triển hướng về đại dương của Việt Nam trong thời đại 4.0. Theo đó, công nghệ số cần được áp dụng một cách hiệu quả để tận dụng ưu thế biển của Việt Nam. Tiến sĩ Đoàn Duy Khương kiến nghị cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn phù hợp để tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài một cách hiệu quả, vừa khai thác được khía cạnh kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc phòng đất nước.

Về vấn đề phát triển kinh tế biển hài hòa với môi trường, Tiến sĩ Đoàn Duy Khương đưa ra 5 giải pháp. Đầu tiên là tầm nhìn và quy hoạch phát triển của đất nước đối với các vùng biển đảo, có thể tham khảo các sáng kiến quốc tế có liên quan như Sáng kiến kết nối kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương… Thứ hai là tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là ASEAN về các vấn đề liên quan đến biển Đông. Thứ ba là phát triển logistic trong vai trò bàn đạp, lan tỏa sang các lĩnh vực du lịch, kinh tế. Thứ tư là nghiên cứu mô hình quản trị nguồn lực, tăng cường hợp tác về nguồn lực giữa nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Cuối cùng là tận dụng công nghệ số trong việc dự báo biến đổi khí hậu cũng như triển khai các dự án lớn ở vùng biển.

Theo chuyên gia, để Việt Nam trở thành cường quốc về biển theo Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Chính phủ cần một chiến lược toàn diện phối hợp nhịp nhàng nhiều Bộ, Ngành trong một cơ chế thống nhất và huy động các Tập đoàn có khả năng hoạch định và triển khai chiến lược công nghệ cao trong kinh tế biển là trọng tâm để phát triển. Việc phát triển các đại đô thị nghỉ dưỡng ven biển cần phải hài hòa với môi trường, hài hòa với nhu cầu thật, cân đối nhiều ngành công nghệ, dịch vụ, đảm bảo cân bằng cung – cầu, có dự báo tốt, hạn chế phát thải hoặc làm mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt đối cấm túi nylon, rác thải nhựa ở các tỉnh thành ven biển.

Ông Vũ Hồng Quang, Đại diện Hội đồng ESG Tập đoàn CT Group trình bày tại diễn đàn trực tuyến

Ông Vũ Hồng Quang, Đại diện Hội đồng ESG Tập đoàn CT Group trình bày tại diễn đàn trực tuyến

Ông Vũ Hồng Quang lấy ví dụ về dự án Léman Cap Residence tọa lạc ngay trung tâm thành phố Vũng Tàu, phía trước là bãi biển, sau lưng là rừng tự nhiên được chăm sóc kỹ lưỡng, sử dụng năng lượng sạch, ưu tiên cho các Star-up công nghệ, đặc biệt là công nghệ phát triển kinh tế biển là một mô hình 3 trong 1 đáp ứng nhu cầu phát triển hài hòa. Tiến sĩ Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản du lịch Việt Nam nhấn mạnh để tạo ra các đô thị biển tầm vóc quốc tế thì cần sự chuẩn bị tốt nhiều mặt, từ tiếp thị quốc tế khéo léo, tạo dựng môi trường kinh doanh đa ngành hấp dẫn, đào tạo nguồn nhân lực, cần một lượng vốn đầu tư rất lớn, huy động nguồn vốn trong nước và quốc tế như thế nào cho hiệu quả là cứu cánh trong bối cảnh các dự án bất động sản du lịch đang gặp khó khăn hiện nay. Sự chuẩn bị tốt sẽ quyết định trên 70% thành công ở giai đoạn đặc biệt này.

Nguồn NLĐ: https://thitruong.nld.com.vn//doanh-nghiep-doanh-nhan/nguon-von-va-cong-nghe-la-chia-khoa-de-phat-trien-kinh-te-bien-ben-vung-20230612160559225.htm