Ngượng chín mặt khi phóng to bức tranh cổ: 1.000 năm trước các họa sĩ đã táo bạo đến không tưởng
Bức tranh cổ của Trung Quốc khiến hậu thế sau này khi xem kĩ mới phát giác ra những chi tiết hài hước đến ngượng ngùng.
"Tuyết tế giang hành đồ" là một trong những bức tranh cổ nổi tiếng bậc nhất ở Trung Quốc. Nó được vẽ bởi họa sĩ Quách Trung Thứ vào thời Ngũ đại đầu nhà Tống (khoảng năm 976). Bức tranh này đã được rất nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và trưng bày trong nhiều triều đại Trung Quốc, ngay cả các vị hoàng đế nổi tiếng như Càn Long và Gia Khánh cũng đã để lại dấu triện trên nó như một sự thể hiện niềm yêu thích với tuyệt tác này.
"Tuyết tế giang hành đồ" có kích thước lớn, khắc họa hình ảnh hai con tàu lớn trên dòng sông trong ngày tuyết rơi, trên tàu có rất nhiều công nhân đang làm việc. Dưới ngòi bút tỉ mỉ của Quách Trung Thứ, từng chi tiết như cột buồm, dây cột, tuyết rơi,... đều được diễn tả vô cùng chân thực và tinh tế. Người xem có thể cảm nhận được không khí của một ngày tuyết rơi lạnh lẽo.
Thế nhưng, hòa trộn với không khí lạnh lẽo đó, tác giả lại "tinh nghịch" xen kẽ các chi tiết chấm phá cực hài hước. Khi phóng to phần góc phải của bức tranh, có thể thấy có một ngươìđàn ông dường như đã làm việc quá hăng say đến nỗi quần bị tụt xuống, hở nguyên phần nhạy cảm của cơ thể. Vì bức tranh này đã được vẽ từ 1.000 năm trước nên không ít người tỏ ra kinh ngạc trước sự táo bạo của Quách Trung Thứ.
Trên thực tế, "Tuyết tế giang hành đồ" không phải là bức tranh cổ đầu tiên có những chi tiết gây đỏ mặt.Các họa sĩ thời xưa không chỉ tỉ mỉ mà họ còn táo bạo hơn nhiều so với tưởng tượng của hậu thế. Chính vì vậy mà đến ngày nay, các thế hệ sau khi nghiên cứu về các tác phẩm của họa sĩ thời xưa vẫn không ngừng cảm thán trước sự sáng tạo và độc đáo trong các tác phẩm của họ.