Nguy cơ bị Mỹ áp thuế đối ứng từ 2/4, doanh nghiệp Việt cần làm gì?
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong giai đoạn đầy biến động này, việc chuẩn bị kỹ càng để ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ là cần thiết. Chúng ta cần tìm kiếm cơ hội mới và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng với mọi quốc gia thu phí hàng xuất khẩu của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 2/4 (theo giờ Mỹ, tức rạng sáng ngày 3/4 giờ Việt Nam).
Ông Trump nhấn mạnh mức thuế sẽ tương đương với thuế mà các nước này áp lên hàng hóa Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ cũng để ngỏ khả năng điều chỉnh, cho phép một số nước hưởng mức thuế thấp hơn.
Việt Nam có “nguy cơ” nằm trong danh sách các nước bị áp thuế đối ứng. Vậy, Việt Nam cần chuẩn bị những gì để ứng phó với chính sách thuế quan mới này của Mỹ?
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam về nội dung này.
PV: Thưa ông, hôm nay (2/4), Mỹ sẽ áp dụng thuế quan đối ứng với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?
TS. Cấn Văn Lực: Việt Nam đã và đang đi đúng hướng và kịp thời đối với chính sách thuế quan. Cách đây 2 ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73, tôi cho rằng, đây là chính sách kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Thời gian tới, Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ chắc chắn vẫn phải kiên định vơi cách làm đó. Chúng ta cần phả tăng cường đối thoại.
Chúng ta cần phải gia tăng hàng hóa dịch vụ. Thời gian tới, chúng ta cần phải gia tăng nhập khẩu thiết bị hàng hóa dịch vụ, nhất là hàng hóa dịch vụ thiết yếu từ Mỹ. Cần phải quan tâm giải quyết vướng mắc về đầu tư, về thương mại các doanh nghiệp Mỹ vấp phải một cách kịp thời và hiệu quả. Cần phải chủ động giảm thuế, nhất là thuế đối ứng với một số hàng hóa dịch vụ nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó có Mỹ, việc này
PV: Vậy, Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu, cần chuẩn bị những gì để ứng phó với luật thuế quan đối ứng mới của Mỹ?
TS. Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường đối tác. Nắm sát tình hình để có những biên pháp, giải pháp kịp thời. Cần phải công khai minh bạch, nhất là liên quan đến hồ sơ xuất sứ hàng hóa, liên quan đến đối tác đầu tư, đối tác thương mại mà mình đã và đang hợp tác để khi cần minh chứng với phía Mỹ thì tất cả đã sẵn sàng giấy tờ hồ sơ để chúng ta làm việc. Cần phải thích ứng trước mắt, cũng như lâu dài, về lâu dài thì xu hướng về danh hóa và số hóa là tất yếu, doanh nghiệp cần phải thích nghi và chủ động “chuyển đổi kép” để đáp ứng trước mắt và phát triển lâu dài.
PV: Xin cảm ơn ông!