Nguy cơ từ mỡ nội tạng: sức khỏe của bạn có đang bị đe dọa?

Tỷ lệ béo phì gia tăng gần đây được cho là do tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng và thiếu hoạt động thể chất. Kiểm soát cân nặng một cách nhất quán thông qua chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất tích cực và kiểm soát căng thẳng là yếu tố quan trọng nhất để 'đối phó' với bệnh béo phì.

Mỡ trong cơ thể được chia thành hai loại chính: mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ dưới da là lớp mỡ nằm ngay dưới bề mặt da, trong khi mỡ nội tạng tích tụ giữa các cơ quan nội tạng như ruột non, ruột già và gan.

Mỡ dưới da có thể dễ dàng cảm nhận bằng tay và chủ yếu phân bố ở vùng bụng, hông và đùi. Đây là lớp mỡ khó giảm và làm tăng kích thước vùng eo và đùi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cơ thể. Tuy nhiên, mỡ dưới da đóng vai trò là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể trong những tình huống khẩn cấp. Khi lượng thức ăn đột ngột giảm, cơ thể nhận biết đó là tình huống khẩn cấp và duy trì năng lượng cho cơ thể. Việc tập luyện thể dục, đặc biệt là các bài tập sức mạnh và thể dục nhịp điệu, rất hiệu quả trong việc giảm mỡ dưới da.

Mỡ nội tạng tích tụ sâu bên trong cơ thể, giữa các cơ quan như ruột và gan, không thể cảm nhận bằng tay. Mỡ nội tạng hình thành khi glucose từ carbohydrate được hấp thụ vào gan hoặc cơ bắp nhưng dư thừa và không được sử dụng, sau đó được lưu trữ dưới dạng chất béo trung tính trong ruột. Mỡ nội tạng tích tụ ở bụng và nếu không thể cảm nhận được bằng tay, cần sử dụng các phương pháp y tế như chụp CT scan hoặc MRI để xác định. Mỡ nội tạng không chỉ gây ra béo bụng mà còn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý khác gây hại cho sức khỏe. Tỷ lệ mỡ nội tạng có thể chiếm từ 10-20% tổng lượng mỡ cơ thể, tùy thuộc vào từng người và tình trạng sức khỏe. Để giảm mỡ nội tạng, quản lý insulin và hormone tăng trưởng thông qua chế độ ăn uống là cần thiết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mỡ nội tạng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể bạn không ngờ đến.

Bệnh tim mạch: Mỡ nội tạng liên quan mật thiết đến các vấn đề tim mạch như bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh lý van tim và nhồi máu cơ tim; mỡ nội tạng có thể gây viêm nhiễm và xơ vữa trong mạch máu, ảnh hưởng đến lưu thông máu và gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

Tiểu đường type 2: Mỡ nội tạng liên quan đến khả năng cơ thể sử dụng insulin và quá trình chuyển hóa đường, tình trạng kháng insulin làm tăng huyết áp, gây rối loạn lipid máu và tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Huyết áp cao: Mỡ nội tạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là ở người béo phì vùng bụng, điều này có thể dẫn đến tăng lipid máu, tiểu đường, bệnh động mạch vành và thậm chí tử vong.

Bệnh gan mỡ không cồn (NAFLD): Mỡ nội tạng tích tụ trong gan, gây ra bệnh gan mỡ không cồn, nếu không được điều trị, NAFLD có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan và các vấn đề gan nghiêm trọng khác.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bệnh thận: Tích tụ mỡ nội tạng liên quan đến bệnh thận mạn tính, ảnh hưởng đến chức năng của thận và quá trình lọc chất thải.

Bệnh mỡ máu cao: Mỡ nội tạng có thể tăng mức cholesterol và triglyceride trong máu, gây ra bệnh mỡ máu cao, một yếu tố gây hại đến các vấn đề tim mạch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các bệnh ung thư: Mỡ nội tạng có liên quan đến nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư ruột non, ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.

Cắt giảm carbohydrate tinh chế

Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế như đường và xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao làm tăng mức chất béo trung tính và dẫn đến tích tụ mỡ nội tạng. Hạn chế lượng carbohydrate nạp vào dưới 50g mỗi ngày có thể thúc đẩy việc sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng (một khẩu phần cơm ăn liền chứa 70g carbohydrate).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tăng lượng protein

Khi giảm lượng carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển hóa protein trong cơ thành đường. Do protein cơ không thể được sử dụng liên tục, chất béo sẽ được sử dụng thay thế. Mất cơ dẫn đến giảm tốc độ trao đổi chất cơ bản, vì vậy cần tăng lượng protein để giảm thiểu tình trạng mất cơ. Protein shake (sinh tố protein), thịt gà, cá, đậu, đậu phụ, trứng và sữa chua nguyên chất là những thực phẩm giàu protein giúp giảm mỡ trong cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhịn ăn ít nhất 12 tiếng

Khi nhịn ăn, lượng đường trong máu và insulin giảm xuống, quá trình chuyển hóa chất béo chuyển từ tổng hợp sang phân hủy. Quá trình này thường bắt đầu sau 12 giờ nhịn ăn, vì vậy bạn nên nhịn ăn gián đoạn 12 tiếng giữa bữa tối và bữa sáng.

Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học

Ăn nhiều thức ăn béo cùng một lúc, nhịn đói hoặc bỏ bữa sẽ làm tăng mức cholesterol. Khi bạn đói bụng hoặc ăn ít hơn bình thường, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng khả năng hấp thụ đường và kích thích gan sản xuất nhiều cholesterol hơn. Tình trạng béo phì và tăng cholesterol dễ dẫn đến béo bụng, do đó, duy trì thói quen ăn uống đều đặn là rất quan trọng để quản lý sức khỏe một cách hiệu quả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn và chất lượng giấc ngủ là hai yếu tố quan trọng liên quan đến hormone tăng trưởng. Tập thể dục nhịp điệu trong hơn 20 phút sẽ thúc đẩy việc tiết hormone tăng trưởng và giấc ngủ đủ cũng rất quan trọng để giải phóng hormone tăng trưởng.

Theo Wholeblending, Brunch, Health Chosun

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/nguy-co-tu-mo-noi-tang-suc-khoe-cua-ban-co-dang-bi-de-doa/