Nguyên Hồng - nhà văn của những người cần lao

Dù viết về đề tài gì, thể loại nào, người đọc cũng không khó để nhận ra một Nguyên Hồng giàu lòng thương người, đặc biệt là những người lao động cùng khổ.

Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn.

Nguyên Hồng là nhà văn thành danh khá sớm. Dù viết về đề tài gì, thể loại nào, người đọc cũng không khó để nhận ra một Nguyên Hồng giàu lòng thương người, đặc biệt là những người lao động cùng khổ.

Ông sinh vào ngày này cách đây 105 năm, ngày 5/11/1918.

Nguyên Hồng (1918-1982) sinh ra trong một gia đình công giáo ở Phố Hàng Cau, thành phố Nam Định.

Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn “Linh Hồn” đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết “Bỉ Vỏ”. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ” là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những “con người nhỏ bé dưới đáy” như Tám Bính, Năm Sài Gòn…

Năm 1957, ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam.

Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Nguyên Hồng là “Núi rừng Yên Thế” được viết năm 1980. Cuốn sách vẫn còn đang dang dở vì Nguyên Hồng bị đột tử qua đời trước khi nó được hoàn thành.

Hiện nay những tác phẩm của ông đã được in ấn và xuất bản và vẫn giữ vị trí nhất định trong lòng bạn đọc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/infographics-nguyen-hong-nha-van-cua-nhung-nguoi-can-lao/906057.vnp