Nguyên nhân cơn bão số 1 năm 2020 ở Trung Quốc
433 dòng sông ở Trung Quốc có mực nước vượt cảnh báo; trong đó, 109 dòng vượt ngưỡng kiểm soát, 33 sông có mực nước dâng lịch sử. 27 tỉnh và địa phương có tổng số 37,89 triệu người dân bị lũ lụt ảnh hưởng, 141 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 82,23 tỷ USD.
433 dòng sông ở Trung Quốc có mực nước vượt cảnh báo; trong đó, 109 dòng vượt ngưỡng kiểm soát, 33 sông có mực nước dâng lịch sử. 27 tỉnh và địa phương có tổng số 37,89 triệu người dân bị lũ lụt ảnh hưởng, 141 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 82,23 tỷ USD.
Trên đây là con số thống kê phạm vi và thiệt hại do cơn bão Trường Giang, cơn bão số 1 năm 2020, đang hoành hành tại miền nam Trung quốc từ tháng 6 trở lại đây, gây ra.
Trung tâm Khí tượng Trung Quốc cho biết, từ 1-6 đến 6-7, lượng mưa lũy kế đo được tại lưu vực sông Trường Giang vượt mốc năm 1998, cao thứ hai trong vòng 60 năm. Mực nước hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây (hạ nguồn Trường Giang) lập kỷ lục vào đầu tháng 7, buộc Giang Tây nâng mức báo động lũ lên màu cam (cấp I).
Năm 1998, dưới tác động của Elnino, lưu vực Trường Giang đã xảy ra trận lụt lịch sử. Năm nay, biến đổi nhiệt độ bề mặt biển vẫn là nguyên nhân chính gây nên đợt mưa kéo dài kỷ lục tại miền nam Trung Quốc, mặc dù mức thay đổi nhiệt độ bề mặt biển nhiệt đới không mạnh bằng năm 1998.
Theo kết quả dự báo khí hậu Đại học Công nghệ thông tin Nam Kinh, tháng 6 năm nay, trung hạ nguồn sông Trường Giang đã xuất hiện chu kỳ Mai Vũ cường độ cao. Đây là chu kỳ thời tiết âm u, có mưa kéo dài, gây ẩm mốc. Do nhiệt độ bề mặt biển ấm lên, hơi nước lan nhanh vào đất liền, lưu vực Trường Giang thuộc khu vực khí áp thấp sẽ xuất hiện mưa lớn. Theo dự báo, mưa lớn sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 7, cường độ giảm dần vào đầu tháng 8.
Khác với tình trạng hạn hán kéo dài năm ngoái tại các tỉnh Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc… miền nam Trung Quốc trải qua những biến đổi khí hậu trái ngược theo từng năm. Chuyên gia khí hậu Trung Quốc cho biết, hiện tượng biến đổi khí hậu lưỡng cực Ấn Độ Dương là nguyên nhân chính gây nên hạn hán tại trung hạ nguồn Trường Giang năm trước.
Từ góc độ chu kỳ thay đổi hai năm một lần của gió mùa vùng Đông Á, có thể lấy đây là căn cứ chính để giải thích hiện tượng mưa lũ - hạn hán kế tiếp tại khu vực này của Trung Quốc. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố phụ khác.
Theo dõi tình hình biến đổi khí hậu nhiều thập niên qua tại cùng khu vực, thập niên 70 thế kỷ trước thường xuyên xảy ra hạn hán, cho đến những năm 1990 bị mưa lũ hoán đổi. Sang thế kỷ 21, hạn hán và mưa lũ ngày càng có biểu hiện rõ rệt hơn.
Đặc biệt, trận lũ năm nay xảy ra với cường độ cao tại các dòng sông vừa và nhỏ, lũ cục bộ gây thiệt hại nặng nề hơn mọi năm.
Trung Quốc quy hoạch quản lý ứng phó lũ lụt thành bảy lưu vực lớn, có mạng lưới điều hành liên kết giữa đầu nguồn, hạ nguồn, sông nhánh. Tuy nhiên, mạng lưới này lại thiếu hụt tại các đoạn sông vừa và nhỏ, chịu sự quản lý của các cấp trên địa bàn. Nhiều đoạn đê điều vẫn được đắp bằng đất, khiến những nơi này trở thành điểm nóng của công tác cứu hộ. Đây cũng là những thiếu sót đang được quốc gia này nỗ lực thay đổi tại Luật Phòng, chống thiên tai.