Nguyên nhân 'hủy hoại' sức khỏe của kẹo cao su và bánh mì
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học trường Đại học Binghamton (Anh), việc nhai kẹo cao su hay ăn bánh mì có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học trường Đại học Binghamton (Anh), việc nhai kẹo cao su hay ăn bánh mì có thể gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân gây hại sức khỏe từ kẹo cao su và bánh mì mà các nhà khoa học đưa ra là khi sử dụng những loại đồ ăn này, người dùng tiếp xúc lâu dài phụ gia thực phẩm, một chất có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng của cơ thể.
Chất phụ gia được tìm thấy trong kẹo cao su và bánh mì là titanium dioxide, một chất có thể làm phá hủy cấu trúc tế bào trong đường ruột. Ngoài ra, nó còn cản trợ việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng của cơ thể.Các nhà nghiên cứu đã tiến hàng so sánh giữa một hàm lượng titanium dioxide mà cơ thể có thể hấp thụ trong một bữa ăn tiếp xúc với một mô tế bào ruột nhỏ trong 4 tiếng và hàm lượng titanium dioxide cơ thể hấp thụ trong 3 ngày với tế bào ruột trong 5 ngày.
Dựa trên phép so sánh này, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng chỉ tế bào ruột tiếp xúc với chất phụ gia liên tục mới có những ảnh tác động tiêu cực.Với điều kiện tiếp xúc với chất phụ gia liên tục, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tế bào ruột bị ảnh hưởng. Điều đó khiến cho việc hấp thụ kẽm, sát, axit béo trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, khả năng phân hủy thức ăn cũng bị ảnh hưởng.
Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Gretchen Mahler cho biết: "Titanium oxide là một chất phụ gia thực phẩm phổ biến và mọi người hấp thụ với chất này trong một thời gian dài. Chúng tôi đã phát hiện ra một số tác hại do titanium dioxide và người tiêu dùng nên biết điều này.”
Hợp chất này thường được sử dụng để tạo sắc tố màu trắng trong sơn, giấy và nhựa. Nó có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa thông qua thuốc đánh răng, khi titanium dioxide được dùng để làm sạch. Và nó cũng được sử dụng trong một số sô cô la để cung cấp cho nó một kết cấu mịn, trong bánh rán để cung cấp màu sắc, và trong các loại sữa tách kem để chúng trông hấp dẫn hơn.Giáo sư Mahler nói thêm: "Để tránh những thức ăn giàu hạt nano titan oxit, bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến, và đặc biệt là kẹo. Đó là những thực phẩm mà bạn nhìn thấy rất nhiều các hạt nano.”
Titanium dioxide đã được cục Quản lý thực phảm và thuốc (FDA) của Mỹ chấp nhận có thể sử dụng trong thực phẩm. Với kích thước siêu nhỏ, mười phần triệu của mét, nhỏ hơn kích thước của bất kì một tế bào virus nào, những phân tử titanium dioxide thường được thêm vào thực phẩm để làm cho màu sắc trắng sáng hơn.Rất nhiều thực phẩm bày bán trên thị trường đều có chứa chất titanium dioxide dưới dạng phân tử nano siêu nhỏ, như kẹo, bánh, bột bánh rán, kem lạnh, phô mát, ngũ cốc và cả sữa chua.
Với kích thước siêu nhỏ, khi hấp thụ các phân tử nano sẽ có thể dẫn đến sự tương tác giữa những phân tử này với các tế bào trong cơ thể theo một cách rất khó kiểm soát so với khi hấp thụ những phân tử lớn hơn.Trong vòng hơn hai thập kỉ vừa qua, những phân tử có kích thước siêu nhỏ (nano) đã có mặt trong rất nhiều loại sản phẩm khác nhau: quần áo, điện tử, mỹ phẩm và cả thực phẩm. Con người ngày càng tiếp xúc và hấp thụ nhiều loại phân tử nano hơn. Các phân tử nano còn thâm nhập vào trong chuỗi thức ăn từ các nguồn trong tự nhiên. Việc đốt các loại củi, dầu và than đá, cháy rừng, hoạt động núi lửa, sóng đại dương làm vỡ các mảnh vụn đá… đã giải phóng ra những phân tử siêu nhỏ chất kim loại, carbon, silicat vào trong không khí và thâm nhập vào chuỗi thức ăn.
Nếu tiêu thụ với liều lượng cao, các chất như silicon dioxide, titanium dioxide và kẽm oxide sẽ làm tổn hại đến ADN, phân tử protein và lipid trong tế bào cơ thể người. Trong khi đó, một lượng vừa đủ các chất này lại có tác dụng giúp tế bào sửa chữa các hư hại của ADN. Còn nếu quá liều sẽ giết chết các tế bào.