Nguyên nhân nhiều ngân hàng châu Âu tính chuyện hợp nhất
Tại sao nhiều ngân hàng châu Âu đã và đang tính chuyện hợp nhất? Có hai yếu tố có thể thúc đẩy việc này.
Vì sao nhiều ngân hàng châu Âu tính chuyện hợp nhất. Ảnh: PA
Ngày 3/9, khi việc sáp nhập giữa Caixabank và Bankia, hai hệ thống ngân hàng tương đương có vốn sở hữu nhà nước, được thông cáo, đã tuyên bố rằng họ đang tìm kiếm một sự liên doanh với mục tiêu thành lập nên tổ chức cho vay lớn nhất Tây Ban Nha, các chính trị gia, nhà quản lý và nhà phân tích đều nhất loạt tán dương, điều mà không mấy khi xảy ra.
Nếu thỏa thuận được ký kết, sự kiện này sẽ thúc đẩy việc hợp nhất trong thị trường Tây Ban Nha, vốn đang bị chia nhỏ hết mức dưới trướng hai gã khổng lồ quốc tế: Ngân hàng Santander và BBVA.
Bên cạnh đó, nó cũng có thể truyền nguồn cảm hứng cho các giao dịch tương tự trong tương lai ở những nơi khác của liên minh châu Âu.
Nếu các ngân hàng châu Âu muốn bắt kịp các ngân hàng của Mỹ hay Trung Quốc, họ cần đẩy mạnh việc hợp nhất.
Theo tạp chí thương mại The Banker, Các ngân hàng châu Âu có tỷ suất lợi nhuận trên vốn trung bình là 6,7%, thấp nhất so với bất kỳ khu vực nào, theo tạp chí thương mại Banker. Trong khi đó ở Mỹ, tỷ suất này là 14,4%.
Quy mô lớn hơn cũng cho phép những ngân hàng này đầu tư thêm vào nền tảng công nghệ và phân tích dữ liệu cần thiết để bắt kịp với việc số hóa.
Theo đó, số lượng ngân hàng trong một khu vực đang thừa thãi một cách không cần thiết, đặc biệt là khi so sánh với hệ thống bưu điện, cũng đang rất quyết liệt thay đổi trong kỷ nguyên số hóa.
Tuy nhiên, số lượng các ngân hàng được hợp nhất và sáp nhập trong số các ngân hàng của châu Âu đã giảm mạnh trong thập kỷ vừa qua.
Vào đầu năm ngoái các cuộc đàm phán về việc hợp nhất giữa ngân hàng Deutsche Bank và Commerzbank, ngân hàng cho vay lớn nhất của Đức ở thời điểm đó, đã kết thúc chỉ trong vòng sáu tuần.
Theo S&P Global Market Intelligence, số lượng các ngân hàng được hợp nhất trong năm 2019 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chỉ có 40 phi vụ thâu tóm ngân hàng liên quan tới bên mua hoặc bên bị mua có trụ sở tại Khu vực Kinh tế Châu Âu hoặc Thụy Sĩ. Con số này là 62 vào năm 2018 và 122 vào năm 2011.
Tăng năng lực ạnh tranh có phải nguyên nhân lớn nhất cho những cuộc sát nhập ngân hàng ở châu Âu? Ảnh: ft
Có hai yếu tố có thể thúc đẩy việc hợp nhất. Đầu tiên là hệ quả của Covid-19, đã khiến các ngân hàng phải gánh chịu các khoản nợ xấu và vật lộn với lãi suất ở mức thấp nhất. Điều đó thách thức khả năng hoạt động độc lập của nhiều ngân hàng.
Thứ hai là sự hậu thuẫn từ phía Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào tháng 7, nếu một ngân hàng thâu tóm một ngân hàng đối thủ khác với giá thấp hơn giá trị sổ sách hữu hình, hoặc thấp hơn tổng giá trị tài sản trừ đi nợ phải trả của ngân hàng bị thâu tóm, thì ngân hàng bên mua sẽ được ghi nhận một khoản lãi kế toán được gọi là lợi thế thương mại âm hay “bất lợi thương mại”.
Kỹ thuật kế toán này cho phép các ngân hàng sử dụng bất lợi thương mại để bù đắp các chi phí tái cấu trúc - ví dụ như là, từ việc đóng cửa một chi nhánh đến việc sa thải nhân viên - mặc dù không thể dùng nó để chi trả cổ tức cho cổ đông, Stuart Graham của Autonomous - một công ty nghiên cứu tài chính giải thích.
Điều này không phải là chưa từng xảy ra: Các nhà chức trách của Mỹ đã cho phép các ngân hàng sử dụng bất lợi thương mại để tự cứu lấy mình trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Một số người coi bất lợi thương mại là một kỹ thuật kế toán khôn ngoan nhưng nó có thể là mấu chốt của vấn đề hiện nay.
Khoản lợi thế thương mại trị giá 2 tỷ euro (tương đương 2,4 tỷ USD) đã khuyến khích ngân hàng lớn nhất của Ý - Intesa Sanpaolo tiếp quản Ubi Banca, một ngân hàng khác của Ý, vào năm nay.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến đề xuất hợp nhất ngân hàng ở Tây Ban Nha.
Vì lý do tương tự, ông Graham dự đoán rằng ngân hàng lâu đời nhất của Ý, Monte dei Paschi di Siena, có thể trở thành một mục tiêu bị thâu tóm.
Dù vậy, các thương vụ hợp nhất xuyên quốc gia vẫn chưa có trên bàn đàm phán.
Ronit Ghose từ ngân hàng Citigroup cho rằng, các chủ ngân hàng cần đảm bảo việc kinh doanh nội địa trước khi tham vọng tới các phi vụ thâu tóm tầm cỡ quốc tế.
Họ vẫn chưa đạt được điều đó. Hơn nữa, rất khó để đạt được một hiệp đồng cắt giảm chi phí xuyên biên giới vì thị trường tài chính của châu Âu cần nhiều thời gian để thống nhất.
Một trở ngại khác là việc châu Âu hiện chưa có chương trình bảo hiểm tiền gửi chung và được dự kiến sẽ có vào năm 2025.
Jörg Eigendorf, phát ngôn viên của Deutsche Bank, thừa nhận rằng trong tương lai gần, khoảng cách giữa năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng châu Âu và Mỹ có thể sẽ tăng lên.
Đáng buồn thay, ngay cả khi ngân hàng Deutsche và Commerzbank tham gia vào cuộc chiến hợp nhất thì sự kết hợp của hai ngân hàng có hoạt động kém hiệu quả như vậy cũng không thay đổi được tình hình chung.