Nhà cổ bằng đá hơn 100 năm tuổi độc đáo nhất Việt Nam
Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ, tất cả tường vách, cột kèo, sân cổng … đều làm bằng đá.
Ở thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) có một ngôi nhà cổ, kiến trúc rất đặc biệt. Ngôi nhà này có bốn bề tường vách, cột kèo, sân cổng đều làm bằng đá và gỗ lim, ghép nối hoàn toàn không dùng chất kết dính. Tường rào đục đẽo hình đồng tiền âm dương, trên cổng chào đề năm khánh thành nhà là 1934. Bên trên có bức cuốn thư khắc chữ Nho. Cổng ra vào nhà, bên trên có vọng gác cũng được làm từ đá xanh.
Được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 300m2 với tường vách, cột kèo, sân cổng làm bằng đá xanh nguyên khối. Ngôi nhà có lối kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với 3 gian, 2 chái, sân vườn rộng rãi. Gian giữa là nơi thờ tự gia tiên, hai bên là phòng tiếp khách, còn hai chái được gia chủ sử dụng làm nơi nghỉ ngơi.
Hiện người tiếp quản, trông coi ngôi nhà này là bà Đinh Thị Long (82 tuổi). Bà Long cho biết, người xây dựng ngôi nhà là ông nội chồng bà - cụ Lương Văn Xiển – thợ chế tác đá nổi tiếng trong vùng. Năm 1875, cụ Xiển tham gia xây dựng Nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Khi nhà thờ hoàn thiện, cụ Xiển mời nhóm thợ khoảng 30 người về quê xây dựng căn nhà đá này.
Theo bà Long, để xây ngôi nhà này, cụ Xiển đã phải kết bè chuối, chở đá từ trong núi cách nhà hơn 1km về. Ngôi nhà được xây dựng gần 2 năm mới xong, mãi sau này mới có điều kiện làm thêm cổng. Tính ra phải mất 15 năm (từ năm 1919 đến năm 1934) ngôi nhà mới hoàn thiện.
Tôi không biết ông cụ bỏ ra bao nhiêu tiền để xây nhà, chỉ nghe nghe kể lại, cụ phải bỏ ra một số vàng rất lớn. Thời điểm đó, cụ là người giàu có trong làng nên mới có điều kiện xây nhà bằng đá. Thời gian làm kéo dài vì làm rất tỉ mỉ, không ưng ý cụ lại bắt làm lại", bà Long cho biết.
Nói về giá trị của ngôi nhà thời điểm hiện tại, bà Long cho hay: “Trước khi ông cụ mất, cụ có dặn con cháu phải giữ gìn cho muôn đời sau và không được bán cho bất kỳ ai vì cha phải ăn cháo, ăn rau để dành tiền xây ngôi nhà này. Năm ngoái có một số người đến thăm quan và trả giá 10 tỷ đồng để mua, nhưng dù có trả 100 tỷ thì tôi cũng không bán”. Trong hình là hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” chạm khắc ở đầu hè
Nói về giá trị của ngôi nhà thời điểm hiện tại, bà Long cho hay: “Trước khi ông cụ mất, cụ có dặn con cháu phải giữ gìn cho muôn đời sau và không được bán cho bất kỳ ai vì cha phải ăn cháo, ăn rau để dành tiền xây ngôi nhà này. Năm ngoái có một số người đến thăm quan và trả giá 10 tỷ đồng để mua, nhưng dù có trả 100 tỷ thì tôi cũng không bán”. Trong hình là hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” chạm khắc ở đầu hè.
Tất cả các chi tiết của ngôi nhà đều được làm thủ công và ghép nối với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng chất kết dính. Các họa tiết rất cầu kỳ và được chạm khắc nổi.
Bên trong ngôi nhà, hai bên đặt bàn ghế tiếp khách, còn 2 chái được sử dụng để người trong gia đình nghỉ ngơi. Toàn bộ công trình từ khung nhà, tường vách, bình phong, sập gụ… được làm từ đá xanh.
Các bộ phận vì, kèo, rui, mè, khóa gian và 12 cánh cửa được làm bằng gỗ lim, trên mái lợp bằng ngói âm dương mũi hài. Các chi tiết ngôi nhà được ghép nối với nhau hoàn toàn bằng mộng và không sử dụng chất kết dính.
Những vết nứt do bom Mỹ thả năm 1972 đã được khắc phục, sửa chữa.
Phần mái với vì, kèo, rui, mè, khóa gian... làm bằng gỗ lim, qua nhiều năm vẫn còn tốt, không bị mối mọt. Hệ thống 12 cánh cửa bức bàn cũng làm bằng gỗ lim.
Bà Long có 5 người con (4 trai, 1 gái). Để đủ không gian sinh hoạt cho cả nhà, trước kia gia đình bà thiết kế thêm một gian gác vuông bên chái. Hiện nay các con cháu bà đều đã ra ở riêng, còn mình bà ở lại trông coi tổ đường. Các con bà đều có đam mê và thành công với nghề chế tác đá mỹ nghệ của cha ông để lại.
Tố Quyên (bài, ảnh)