Nhà giáo Việt Nam-'người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa'

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: 'Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?'

Niềm vui của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa và các học trò Trường Tiểu học xã Canh Liên - Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh, nơi được xem là một trong những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Bình Định. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Niềm vui của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa và các học trò Trường Tiểu học xã Canh Liên - Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh, nơi được xem là một trong những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Bình Định. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

 Giáo viên hướng dẫn học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tà Mung (Lai Châu) học những điệu làn điệu, điệu múa của dân tộc Thái nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Giáo viên hướng dẫn học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Tà Mung (Lai Châu) học những điệu làn điệu, điệu múa của dân tộc Thái nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

 Niềm vui của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa và các học trò Trường Tiểu học xã Canh Liên - Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh, nơi được xem là một trong những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Bình Định. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Niềm vui của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa và các học trò Trường Tiểu học xã Canh Liên - Điểm trường làng Chồm, huyện Vân Canh, nơi được xem là một trong những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Bình Định. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

 Thầy Vũ Xuân Thi, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Leng Su Sìn (Điện Biên) hướng dẫn học viên cao tuổi tập viết tại lớp xóa mù chữ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Thầy Vũ Xuân Thi, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Leng Su Sìn (Điện Biên) hướng dẫn học viên cao tuổi tập viết tại lớp xóa mù chữ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

 Học sinh lớp cô Nguyễn Thị Vân Kiều (Trường Tiểu học Bình Minh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ) thường có phản ứng cảm xúc bất ngờ nên giáo viên phải luôn linh hoạt, đảm nhận vai trò “3 trong 1”: Thầy giáo, thầy thuốc và nhà tâm lý. Để đảm nhận được nhiều vai trò như thế, giáo viên không chỉ phải hiểu rõ từng mặt bệnh và biểu hiện của mỗi học sinh mà còn phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình của các em. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Học sinh lớp cô Nguyễn Thị Vân Kiều (Trường Tiểu học Bình Minh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ) thường có phản ứng cảm xúc bất ngờ nên giáo viên phải luôn linh hoạt, đảm nhận vai trò “3 trong 1”: Thầy giáo, thầy thuốc và nhà tâm lý. Để đảm nhận được nhiều vai trò như thế, giáo viên không chỉ phải hiểu rõ từng mặt bệnh và biểu hiện của mỗi học sinh mà còn phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình của các em. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Với mục tiêu đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu, giáo viên và nhà trường khẩn trương, tập trung triển khai lựa chọn sách giáo khoa đúng quy định và bảo đảm nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi học sinh, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy, học của nhà trường. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Với mục tiêu đặt quyền lợi của học sinh lên hàng đầu, giáo viên và nhà trường khẩn trương, tập trung triển khai lựa chọn sách giáo khoa đúng quy định và bảo đảm nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi học sinh, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy, học của nhà trường. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Cho trẻ sớm tiếp cận và hình thành những cảm xúc ban đầu với tranh dân gian Hàng Trống là cách làm sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, giúp trẻ cảm nhận được nét đẹp của tranh, phát huy trí tưởng tượng phong phú và hình thành cảm xúc yêu thích. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Cho trẻ sớm tiếp cận và hình thành những cảm xúc ban đầu với tranh dân gian Hàng Trống là cách làm sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, giúp trẻ cảm nhận được nét đẹp của tranh, phát huy trí tưởng tượng phong phú và hình thành cảm xúc yêu thích. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Thầy giáo Cao Văn Truyền, người dân tộc thiểu số Raglai ở huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), dạy lớp mẫu giáo của Trường Tiểu học Trường Sa, luôn được các em nhỏ ở Trường Sa yêu quý. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thầy giáo Cao Văn Truyền, người dân tộc thiểu số Raglai ở huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), dạy lớp mẫu giáo của Trường Tiểu học Trường Sa, luôn được các em nhỏ ở Trường Sa yêu quý. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

 Cô giáo điểm trường Mầm non Suối Ngang, xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vất vả để nuôi dạy trẻ ở các điểm trường mầm non vùng cao. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)

Cô giáo điểm trường Mầm non Suối Ngang, xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vất vả để nuôi dạy trẻ ở các điểm trường mầm non vùng cao. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)

 Giáo viên trường Tiểu học số 1 thị trấn Kiến Giang (Quảng Bình) khẩn trương dọn vệ sinh phòng học sau lũ để học sinh sớm trở lại trường (2020). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Giáo viên trường Tiểu học số 1 thị trấn Kiến Giang (Quảng Bình) khẩn trương dọn vệ sinh phòng học sau lũ để học sinh sớm trở lại trường (2020). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

 Lớp học văn hóa cho học sinh khuyết tật tại Trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật Tiên Lữ (Hưng Yên). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Lớp học văn hóa cho học sinh khuyết tật tại Trường phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật Tiên Lữ (Hưng Yên). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

 Với hơn 20 năm dạy lớp xóa mù chữ cho bà con dân tộc, thầy giáo quân hàm xanh Lò Văn Thoại (Đồn Biên phòng Nậm Lạch, Sơn La) nhiều lần được Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La trao tặng bằng khen; Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La tuyên dương "Chiến sĩ tiên tiến". (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Với hơn 20 năm dạy lớp xóa mù chữ cho bà con dân tộc, thầy giáo quân hàm xanh Lò Văn Thoại (Đồn Biên phòng Nậm Lạch, Sơn La) nhiều lần được Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La trao tặng bằng khen; Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La tuyên dương "Chiến sĩ tiên tiến". (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

 Giáo viên đồng hành cùng học sinh khối 9 ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, năm học 2024 - 2025 của Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Giáo viên đồng hành cùng học sinh khối 9 ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, năm học 2024 - 2025 của Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Thầy giáo, đảng viên trẻ, Ths. Phạm Hoàng Tuấn Minh của trường Trung học cơ sở Trưng Vương (Hà Nội) với tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, đầy sức trẻ đã tạo nên môi trường học tập sôi nổi, giúp các em phát triển tốt hơn trong môn Toán. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Thầy giáo, đảng viên trẻ, Ths. Phạm Hoàng Tuấn Minh của trường Trung học cơ sở Trưng Vương (Hà Nội) với tinh thần năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, đầy sức trẻ đã tạo nên môi trường học tập sôi nổi, giúp các em phát triển tốt hơn trong môn Toán. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Cô giáo Nguyễn Thị Khuê (Công ty TTHH hỗ trợ giáo dục hòa nhập Yên Nghĩa Fruit House) đang can thiệp, trị liệu cho em Nguyễn T.H.P (32 tháng tuổi) bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cô giáo Nguyễn Thị Khuê (Công ty TTHH hỗ trợ giáo dục hòa nhập Yên Nghĩa Fruit House) đang can thiệp, trị liệu cho em Nguyễn T.H.P (32 tháng tuổi) bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

 Một giờ học của thầy và trò Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội với trang thiết bị hiện đại, giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến nhất. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Một giờ học của thầy và trò Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội với trang thiết bị hiện đại, giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận những kỹ thuật tiên tiến nhất. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

 Trao quà cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động ngành giáo dục có hoàn cảnh khó khăn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đón Tết sớm tại chương trình “Tết sum vầy-Xuân chia sẻ”. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

Trao quà cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động ngành giáo dục có hoàn cảnh khó khăn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đón Tết sớm tại chương trình “Tết sum vầy-Xuân chia sẻ”. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

 Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Kiên Giang Lâm Thị Mạnh gắn biển nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Đỗ Duy Ngọc, giáo viên Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Vĩnh Bình Bắc (2024). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Kiên Giang Lâm Thị Mạnh gắn biển nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Đỗ Duy Ngọc, giáo viên Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Vĩnh Bình Bắc (2024). (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 và Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu trong bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2023 -2024. (Ảnh: TTXVN)

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 và Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên tiêu biểu trong bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2023 -2024. (Ảnh: TTXVN)

 Năm học 2024–2025, cô và trò điểm trường Mầm non bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) được học trong phòng học mới, khang trang, có môi trường học tập tốt để phát triển toàn diện. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Năm học 2024–2025, cô và trò điểm trường Mầm non bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) được học trong phòng học mới, khang trang, có môi trường học tập tốt để phát triển toàn diện. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Lớp học xóa mù tại Trại giam Gia Trung (Mang Yang, Gia Lai) giúp hàng ngàn phạm nhân biết chữ, làm các phép tính cơ bản… và cũng là nơi sinh hoạt, học tập bổ ích của các phạm nhân sau mỗi giờ lao động, cải tạo. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)

Lớp học xóa mù tại Trại giam Gia Trung (Mang Yang, Gia Lai) giúp hàng ngàn phạm nhân biết chữ, làm các phép tính cơ bản… và cũng là nơi sinh hoạt, học tập bổ ích của các phạm nhân sau mỗi giờ lao động, cải tạo. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)

 Những thầy cô giáo “cắm bản” ở điểm trường mầm non Thẩm Xét (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) với lòng yêu nghề và sự tâm huyết với học sinh vùng cao đã góp phần đưa con chữ, đưa ánh sáng tri thức đến với các em. (Ảnh: Lê Hữu Quyết/TTXVN)

Những thầy cô giáo “cắm bản” ở điểm trường mầm non Thẩm Xét (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) với lòng yêu nghề và sự tâm huyết với học sinh vùng cao đã góp phần đưa con chữ, đưa ánh sáng tri thức đến với các em. (Ảnh: Lê Hữu Quyết/TTXVN)

 Sinh ra với hình hài không trọn vẹn nhưng với ước mơ cháy bỏng làm cô giáo dạy chữ, cô giáo Lê Thị Thắm ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đã nỗ lực, nghiên cứu, cần mẫn dùng chân tự mày mò soạn giáo án điện tử trên máy tính để có bài giảng hay. Công nghệ là đôi tay để cô Thắm thấy đời ý nghĩa và hạnh phúc. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

Sinh ra với hình hài không trọn vẹn nhưng với ước mơ cháy bỏng làm cô giáo dạy chữ, cô giáo Lê Thị Thắm ở xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đã nỗ lực, nghiên cứu, cần mẫn dùng chân tự mày mò soạn giáo án điện tử trên máy tính để có bài giảng hay. Công nghệ là đôi tay để cô Thắm thấy đời ý nghĩa và hạnh phúc. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)

 Không quản đường xá vùng cao khó khăn, hàng ngày, cô giáo Vũ Thị Lê của trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pà Vầy Sủ, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần (Hà Giang) vẫn đồng hành cùng học sinh đến lớp. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)

Không quản đường xá vùng cao khó khăn, hàng ngày, cô giáo Vũ Thị Lê của trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pà Vầy Sủ, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần (Hà Giang) vẫn đồng hành cùng học sinh đến lớp. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)

 Phòng tin học của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tri Phú, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) được trang bị máy tính đồng bộ giúp học sinh tiếp cận và thực hành nhiều hơn trong học tập. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Phòng tin học của trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tri Phú, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) được trang bị máy tính đồng bộ giúp học sinh tiếp cận và thực hành nhiều hơn trong học tập. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 Tập thể giáo viên, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) không ngừng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo để sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu công việc. (Ảnh: Thanh Tùng/ TTXVN)

Tập thể giáo viên, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) không ngừng đổi mới chương trình và phương thức đào tạo để sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu công việc. (Ảnh: Thanh Tùng/ TTXVN)

 Các giảng viên và giáo viên nhận Giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ 3 (2022). (Ảnh: Nhựt An/TTXVN)

Các giảng viên và giáo viên nhận Giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ 3 (2022). (Ảnh: Nhựt An/TTXVN)

 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

 Niềm vui của cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên khi thấy các con ăn ngon và no vào mỗi buổi trưa. Với tình yêu thương học sinh cô đã 6 năm liền nấu cơm miễn phí cho hơn 30 học sinh vào các buổi trưa. Cô được học sinh yêu quý và gọi bằng cái tên trìu mến "Mẹ Nguyên”. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Niềm vui của cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên khi thấy các con ăn ngon và no vào mỗi buổi trưa. Với tình yêu thương học sinh cô đã 6 năm liền nấu cơm miễn phí cho hơn 30 học sinh vào các buổi trưa. Cô được học sinh yêu quý và gọi bằng cái tên trìu mến "Mẹ Nguyên”. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

 Không chỉ là “người lái đò” chở con thuyền tri thức, đưa học sinh cập bến tương lai theo nghĩa bóng, mà cô giáo Quách Thị Bích Nụ, trường Mầm non Đồng Ruộng xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình còn là “người lái đò sông Đà”, hằng ngày đưa học sinh đến lớp, đến trường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Không chỉ là “người lái đò” chở con thuyền tri thức, đưa học sinh cập bến tương lai theo nghĩa bóng, mà cô giáo Quách Thị Bích Nụ, trường Mầm non Đồng Ruộng xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình còn là “người lái đò sông Đà”, hằng ngày đưa học sinh đến lớp, đến trường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

 Cô Quàng Thị Xuân (dân tộc Thái), Phó hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn, ngôi trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Với hơn 90% là dân tộc Mông nhưng với tình yêu nghề, yêu học sinh nên cô luôn nỗ lực hết mình cho sự nghiệp trồng người. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Cô Quàng Thị Xuân (dân tộc Thái), Phó hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Lạn, ngôi trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Với hơn 90% là dân tộc Mông nhưng với tình yêu nghề, yêu học sinh nên cô luôn nỗ lực hết mình cho sự nghiệp trồng người. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/nha-giao-viet-nam-nguoi-chien-sy-tren-mat-tran-tu-tuong-van-hoa-post993469.vnp