Nhà ngoại giao, Đại sứ Bùi Văn Nghị: Những cuộc gặp gỡ để kết nối thương mại
Bởi sống chân thành, khiêm tốn, hay nghĩ cho người khác và đề cao tính sáng tạo, đột phá nên Đại sứ Bùi Văn Nghị nhận được sự hợp tác, phối hợp nhiệt tình của người bạn Brazil. Điều này góp phần giúp cho quan hệ bang giao của hai quốc gia, tạo thuận lợi không chỉ trong hợp tác thương mại mà còn cả lĩnh vực VH-XH.
P.V: Bằng tâm huyết của người làm ngoại giao, ông đã làm marketing cho nông sản, công nghiệp Việt Nam, bằng mọi kênh?
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Dù nguồn đặc sản sang Brazil không dễ dàng, tôi vẫn cố gắng lan tỏa hàng Việt Nam tới chính khách, doanh nhân, bạn bè Brazil, quốc tế. Tôi mang tranh thêu tặng các quan chức nước bạn, quà nông sản thì ai cũng thích nhưng phải dè sẻn. Giá các tập đoàn, doanh nghiệp nước ta mạnh dạn hơn thì đã không để thiếu vắng hàng Việt Nam như hiện nay. Tôi đã mang các đồ làm nem, cả hành phi, muối vừng, ruốc lợn sang chia quà cho những người bạn, trong đó có người bạn vong niên là Hạ nghị sĩ Brazil. Tôi xúc tiến tấp nập các cuộc gặp. Tất cả những người tôi gặp, họ đều được quà nông sản Việt. Tôi có sở trường hợp tác thương mại, khai thác tối đa tiềm năng hợp tác trong xuất nhập khẩu.
P.V: Đại sứ sang Brazil đến nay là 2 tháng, ông đã thiết lập nhiều cuộc gặp. Trong chuyến về Hà Nội tháng 12, Đại sứ kết nối được nhiều doanh nghiệp không?
“Cuộc đời thú vị là được đi nhiều, học hỏi không ngừng. Nhưng đi nhiều ngày đàng cũng không thể thành người sống đầy, sống kĩ nếu tư duy trí tuệ không biết đổi mới, chuyển biến và liên tục khởi hành. Đi, bằng suy nghĩ, đáng giá hơn là chỉ dịch chuyển vật lý trên thực địa”, ThS, Đại sứ Bùi Văn Nghị.
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Tôi đã tiếp xúc nhiều lãnh đạo Tập đoàn muốn kết nối hợp tác, du lịch, văn hóa, ẩm thực, xuất nhập khẩu, phát triển quan hệ đối tác với Brazil, Argentina, Chile. Các doanh nghiệp tôi tiếp xúc có ở nhiều lĩnh vực như hàng không, bánh kẹo, sản xuất ô tô, dệt may muốn tìm hiểu thị trường để đưa sản phẩm sang Brazil.
P.V: Đại sứ là cầu nối tích cực cho doanh nghiệp Việt Nam với kết quả cụ thể nào mới nhất, thưa ngài?
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập đường khoảng 20.000 tấn/tháng. Tôi tìm được đầu mối xuất khẩu bên Brazil. Nhập kim loại phế liệu Brazil tính bằng đơn vị ngàn tấn. Doanh nghiệp muốn nhờ Đại sứ giúp tìm hiểu thêm các doanh nghiệp xuất khẩu của Brazil. Vinfast muốn mở nhà máy bên này, thật may, người bạn Hạ nghị sĩ của tôi đã có thông tin về nhà máy sản xuất ô tô đang đóng cửa do Chính phủ muốn bảo vệ môi trường, giảm xe dùng xăng thì rất hợp cho Vinfast tiếp quản để sản xuất xe điện.
Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil tổ chức đón Tết cộng đồng tại Sao Paulo vào tối 3/2/2024. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thống nhất từ Tết 2024, các chương trình đón Tết ở ngoài nước và trong nước đều mang tên Xuân Quê hương. Tôi dự kiến sẽ thành lập Hội Người Việt Nam tại Brazil trong nhiệm kỳ. Tôi hiểu mọi việc không đơn giản nên Đại sứ phải đến tìm hiểu kỹ lấy tình đoàn kết hướng về Tổ quốc phải là nền tảng.
P.V: Nhân đây, xin Đại sứ cho biết về đặc trưng kiều bào tại 5 quốc gia mà ngài là Đại sứ?
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Người Việt Nam tại Nam Mỹ, đông nhất ở Cộng hòa Suriname, quốc gia từng là thuộc địa Hà Lan. Họ gần 1.000 người, trước là thủy thủ tàu đánh cá cho Hàn Quốc và ở lại định cư, đưa người thân sang, người khá nhất là chủ 3 tàu cá. Cộng hòa Peru đông người Nhật, Trung Quốc và Đại sứ quán Peru lập tại Hà Nội năm 2014, năm mà Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông tại đây. Khoảng gần 200 người của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Viettel làm việc tại đây. Viettel đã phát triển Bitel 3G tại Peru thành công tại quốc gia 32 triệu dân, hơn 1,2 triệu km2. Cộng hòa Bolivia chỉ khoảng vài chục người, chủ yếu là giáo sĩ. Cộng hòa hợp tác Guyana vài chục người Việt Nam. Brazil có 200 người Việt, vài chục ở Rio de Janeiro, còn tập trung tại Sao Paulo - nơi ĐSQ sẽ tổ chức chương trình Xuân quê hương.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ.